Hiện tượng quanh ta

Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?

2013-11-17 11:52

Do bạc tác dụng với O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sun-phua có màu đen.

  • Cụ thể: 4Ag + O2 + 2 H2S → 2 Ag2S + 2H2O

 

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

2013-11-17 11:57

  Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.

    Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.

    Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.

Vì sao nước mắt lại mặn?

2013-11-17 11:56
Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có 6g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ máu (trong 1 lít máu có 9g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

Vì sao gạo nếp lại dẻo?

2013-11-17 11:55
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc... rất dẻo, dẻo tới mức dính.
 

Vì sao thủy tinh lại có thể tự thay đổi màu?

2013-11-17 11:55
Việc chế tạo thủy tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thủy tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thủy tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua... và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thủy tinh biến đổi nhạy hơn.
Sự thay đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thủy tinh sẫm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo lại gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thủy tinh lại trong suốt.
 

Vì sao thủy tinh thường có màu xanh?

2013-11-17 11:54
Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu có chứa hợp chất của sắt (II) thì có màu xanh, còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thủy tinh chứa 1 đến 2% sắt thì sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu. Thủy tinh quang học không có màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.
 
Items: 61 - 66 từ 70
<< 8 | 9 | 10 | 11 | 12 >>

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta