Hiện tượng quanh ta

Giải thích quá trình tạo mưa axit

2013-11-17 12:06

Mưa axit là hiện tượng mưa có độ  pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình sản xuất của con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:                                                                                     

  • Lưu huỳnh:

S + O2 → SO2

Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.

 

SO2 + OH- → HOSO2

Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxit.

 

HOSO2 + O2 → HO2 + SO3

Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2 và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2 và SO3

 

SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);

Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.

 

 

  • Nitơ:

N2 + O2 → 2NO;

 

2NO + O2 → 2NO2

 

3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k)

HNO3 chính là thành phần của mưa axít.

 

CaCO3  + 2HNO3  →  Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

 

  Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát     triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên     phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3  + H2SO4→  CaSO4  + CO2↑  + H2O

 

Giải thích hiện tượng "ma trơi"?

2013-11-17 12:06

Hiện tượng “ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa… Đó là hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng bay trong không khí. Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1500C sau đó  PHtiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở  khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3, P2Hbằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoàii không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ra P4H10 và H2O:

  • 2 P2H + 7 O2 → 2 P2O5+ 4 H2O + Q (1)

    Nhờ nhiệt Q tỏa ra ở phản ứng (1) mà:

  • 2 PH+ 4O2 → P2O5 + 3 H2O + Q' (2)

    Các pư (1) và (2) tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 và P2H) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi đó là "ma trơi". Hiện tượng này thưởng gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa có gió nhẹ.

Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí cacbonic

2013-11-17 12:05

Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. Thí dụ :

  • 2Mg  +  CO2 →   2MgO  +  C

    Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:

  • C  +  O2 →   CO2
  •     Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO2. Tuy nhiên một số đám cháy có các kim  loại mạnh thì CO2 không những không dập tắt mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng. 

Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”

2013-11-17 12:05

Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen ?

Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.

Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẻ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen:

Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện:

  • Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn

  •  Thời gian đun sôi phải đủ lâu

  •  Nồi nhôm phải là nồi mới

Chảo , môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? môi lại dẻo ? còn dao lại sắc ?

2013-11-17 12:04
  • Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo chúng lại không giống nhau.

  • Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”

  • Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang. Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau.

  • Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.

Vì sao axit nitric đặc lại phá thủng quần áo ?

2013-11-17 12:04

    Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO3 đặc thường sẽ bị thủng một lỗ; khi dùng axit không đặc, nhìn bên ngoài thì không thấy gì, nhưng sau khi phơi khô bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng.

    Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bông, thành phần hóa học của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác nhưng dễ tan trong axit HNO3 đặc nên làm thủng quần áo.

    Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit HNO3 càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo. Ngoài ra, axit HNO3 loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ.

 
Items: 49 - 54 từ 70
<< 7 | 8 | 9 | 10 | 11 >>

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta