Biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường
Xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu nano TiO2
2013-12-07 14:24Việc ứng dụng hiệu ứng quang xúc tác của nano TiO2 để phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí được coi là giải pháp quan trọng giúp làm sạch môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp lọc bằng chất hấp phụ truyền thống; chi phí đầu tư và vận hành thấp (chỉ cần ánh sáng mặt trời, oxy và độ ẩm trong không khí); quá trình oxy hóa được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường; hầu hết các chất độc hữu cơ đều có thể bị oxi hóa thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và nước.
Nano TiO2 - Loại vật liệu cần quan tâm
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công một số sản phẩm khoa học sử dụng vật liệu nano TiO2 để làm giảm thiểu các chất thải độc hại phân tán trong môi trường, đặc biệt là diệt vi khuẩn, nấm mốc trong phòng bệnh, nhà ở, khử mùi hôi trong văn phòng…
Đây là đề tài “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn nano TiO2/ Apatite, TiO2/ Al2O3 và TiO2/ bông thạch anh” do Tiến sỹ Nguyễn Thị Huệ, Viện Công nghệ môi trường làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện trong hai năm (2009-2010) với sự phối hợp nghiên cứu giữa Viện Công nghệ môi trường và Viện Vật lý ứng dụng thiết bị khoa học.
TiO2 là chất bột mầu trắng, rất bền, không độc, rẻ tiền, được sử dụng hàng trăm năm nay trong vật liệu xây dựng, làm chất độn màu (pigment) cho sơn, trong công nghệ hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm.
Sơ đồ xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu nano TiO2
Việc ứng dụng hiệu ứng quang xúc tác của nano TiO2 để phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí được coi là giải pháp quan trọng giúp làm sạch môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp lọc bằng chất hấp phụ truyền thống; chi phí đầu tư và vận hành thấp (chỉ cần ánh sáng mặt trời, oxy và độ ẩm trong không khí); quá trình oxy hóa được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường; hầu hết các chất độc hữu cơ đều có thể bị oxi hóa thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và nước.
Xử lý nước thải bằng đĩa CD quay
2013-12-07 14:16Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Đài Loan và Trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng ở Đài Loan đã sử dụng diện tích bề mặt lớn của các đĩa quang làm nền để phát triển các thanh nano kẽm oxit kích cỡ khoảng một phần nghìn của sợi tóc.
Kẽm oxit là chất bán dẫn rẻ tiền hoạt động như chất xúc tác quang học, tách các phân tử hữu cơ như các chất ô nhiễm trong nước thải, khi chiếu ánh sáng cực tím vào.
Mặc dù các nhà nghiên cứu khác đã thí nghiệm sử dụng kẽm oxit để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ, nhưng đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên phát triển chất xúc tác quang học trên một đĩa quang. Vì đĩa quang bền và có khả năng quay nhanh, nên nước ô nhiễm nhỏ giọt vào thiết bị, rồi chảy ra một màng mỏng ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua, đẩy mạnh quá trình phân hủy.
Ngoài đĩa quang phủ kẽm oxit, thiết bị bao gồm một nguồn ánh sáng cực tím và một hệ thống tái tuần hoàn nước để phân hủy hơn nữa các chất ô nhiễm. Các nhà khoa học đã thử nghiệm thiết bị bằng dung dịch thuốc nhuộm metyl vàng, một hợp chất hữu cơ mẫu thường được sử dụng để đánh giá tốc độ của các phản ứng xúc tác quang học.
Sau khi xử lý nửa lít dung dịch thuốc nhuộm trong vòng 60 phút, họ đã phát hiện thấy hơn 95% chất ô nhiễm đã được phân hủy. Thiết bị có thể xử lý 150 ml nước thải/phút.
Thiết bị mới tiêu thụ ít điện năng và xử lý nước ô nhiễm hiệu quả hơn các phương pháp khác xử lý nước thải bằng xúc tác quang học. Thiết bị có thể được sử dụng trên quy mô nhỏ để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, các dòng thải công nghiệp và chất thải từ trang trại.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu các biện pháp để tăng hiệu suất của thiết bị. Theo đánh giá của Din Ping Tsai, nhà vật lý thuộc trường Đại học Đài Loan, hệ thống sẽ sớm được cải thiện để hoạt động thậm chí nhanh hơn, có thể bằng cách tạo các lớp đĩa xếp chồng lên nhau.
Xử lý nước thải giặt tấy
2013-12-07 13:58
Bột giặt là một sản phẩm không thể thiếu trong công nghệ giặt tẩy nên thành phần của loại nước thải này chứa nhiều chất liệu của bột giặt, ví dụ như : chất hoạt động bề mặt, chất tẩy trắng, các chất tăng bọt. Ngoài ra, trong quá trình giặt tẩy các chất bẩn được lấy ra từ đồ giặt nên nước thải này còn chứa nhiều cặn lơ lửng (SS) và các sợi vải nhỏ.
Các chất hoạt động bề mặt trong bột giặt cũng như trong nước thải của ngành giặt tẩy là những chất bền sinh học. Vì vậy chúng cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường.
Chất hoạt động bề mặt được phân loại thành 4 nhóm chính như sau:
Các chất hoạt động bề mặt anionic: nhóm hữu cực mang điện tích âm (COO- SO32- CO32-) liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước. Ví dụ: các xà phòng, các alkykbenzen sunfonat,…
Các chất hoạt động bề mặt cationic: nhóm hữu cực mang điện tích dương liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước. Ví dụ: clorua dimetyl di-stearyl amoni
Các chất hoạt động bề mặt Non – IonicI: nhóm chức hữu cực không ion hóa trong dung dịch nước. Phần kỵ nước gồm dây chất béo. Phần ưa nước chứa những nguyên tử oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh không ion hóa, sự hòa tan là do cấu tạo những liên kết hydro giữa các phân tử nước và một số chức năng của phần ưa nước. Ví dụ: dẫn xuất của polyoxyetylen hoặc polyoxypropylen.
Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính: là những hợp chất có một phân tử tạo nên một ion lưỡng cực. Ví dụ: axit xetylamino-axetic
Xử lý nước thải tái chế nhựa
2013-12-06 18:49Nhựa là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
I. CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHỰA
1. Công nghệ ép phun:
Đây là công nghệ truyền thống của ngành sản xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ 4 là các loại máy ép điện
2. Công nghệ đùn thổi:
Đây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại bao bì nhựa từ màng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ đùn thổi, để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa.
3. Công nghệ đùn đẩy liên tục
Ðược cải tiến từ công nghệ truyền thống đùn thổi, từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội phát triển được hình dung thành các nhóm hàng sau đây:
- Nhóm sản phẩm dạng ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao cấp là các sản phẩm ống phức hợp nhôm nhựa, ống phức hợp gaz, cáp quang…
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành phẩm khung cửa PVC, tấm trần, vách ngăn.
4. Công nghệ chế biến cao su nhựa:
Là công nghệ ép sử dụng phổ biến trong các ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc hai loại nguyên liệu nhựa và cao su Latex hoặc nhựa phối kết với cao su thiên nhiên dạng compound.
5. Các công nghệ khác như:
Công nghệ EVA, PU, EPS và các công nghệ phụ.
II. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NHỰA
Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được thu gom bằng hệ thống mương thu nước. Phía trước bể gom chúng tôi đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Nước thải từ bể gom được bơm qua bể lắng cát để tách một phần cặn có kích thước lớn (cát, đá vụn). Nước thải tiếp tục được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu.
Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ kết hợp quá trình lắng, đồng thời dùng bơm định lượng châm chất keo tư vào hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại còn nước thải nước thải chảy qua bể khử trùng, để khử trùng các vi khuẩn có hại trong nước thải. Sau đó, nước thải chảy qua cột lọc áp lực, để giữ lại cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi trong nước thải.anh hao xử lý nước thải sản xuất nhựa
Nước thải sau khi qua cột lọc áp lực đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước được xả ra nguồn tiếp nhận .
Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ
Xử lý nước thải ngành giấy
2013-12-06 18:44
1. Thành phần nước thải bộ giấy
2. Công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất giấy
- - Nhà máy có nguồn nguyên liệu thô từ rừng và gỗ mềm: công nghệ xử lý nước thải được áp dụng phổ biến là quá trình hoá lý (keo tụ/tạo bông), sinh học (hiếu khí, và kỵ khí kết hợp hiếu khí) và xử lý bậc ba với quá trình keo tụ/tạo bông hay quá trình oxy hóa (ozon hay fenton) để đạt quy chuẩn xả thải QCVN: 12/2008 cột B hay A.
- - Nhà máy có nguồn nguyên liệu thô là giấy thải: công đoạn ban đầu của hệ thống xử lý được áp dụng là tách SS (bột giấy) khỏi nước thải với mục đích tái sử dụng nước thải và thu hồi bột giấy. Đối với những nhà máy có công suất lớn và vừa, sàng nghiêng (lọc) được áp dụng để thu hồi bột giấy. Tiếp theo quá trình tách bột giấy là quá trình tuyển nổi áp lực khí hoà tan kết hợp keo tụ hay keo tụ/tạo bông và lắng để tách triệt để phần bột giấy trong nước thải.
Sau quá trình hoá lý là công đoạn xử lý sinh học bao gồm kỵ khí kết hợp hiếu khí hay chỉ có quá trình hiếu khí được áp dụng. Bể kỵ khí UASB và các quá trình sinh học đã được áp dụng trong xử lý nước thải giấy và bột giấy. Quá trình sinh học hiếu khí được áp dụng là bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí và bùn hoạt tính với vật liệu dính bám. Để xử lý nước thải đạt QCVN 12:2008/BTNMT, cột A một số hệ thống xử lý đã áp dụng thêm công đoạn hóa lý sau quá trình sinh học hiếu khí và lọc áp lực nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm. Đối với các nhà máy công suất nhỏ quá trình lắng (trọng lực) thường được áp dụng để thu hồi bột giấy. Các quá trình xử lý được áp dụng sau đó là keo tụ/tạo bông và lắng để tách triệt để phần bột giấy trong nước thải hay quá trình sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí.
Hình 4: Quá trình keo tụ tạo bông
Nước thải phát sinh từ các nhà máy sản xuất giấy từ bột giấy có nồng độ ô nhiễm thấp vì thế phổ biến là xử lý sơ bộ như lắng (trọng lực) hay tuyển nổi để tách SS với mục đích thu hồi bột giấy trong nước thải và tái sử dụng nước thải cho qui trình sản xuất. Tuy nhiên, để đạt quy chuẩn xả thải, thường áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính.
Các biện pháp xử lý đất bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
2013-12-05 17:55Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học.
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không hợp lý gây ô nhiễm môi trường và mức độ ô nhiễm tuỳ theo dư lượng trong đất, nước, không khí. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều biện pháp khác nhau được nghiên cứu và sử dụng để xử lý các đối tượng nhiễm Hóa chất bảo vệ thực vật cũng như tiêu huỷ chúng.
Những biện pháp được sử dụng chủ yếu là:
- Phá huỷ bằng tia cực tím (hoặc bằng ánh sáng mặt trời).
- Phá huỷ bằng vi sóng Plasma.
- Phá huỷ bằng ozon/UV.
- Ôxy hoá bằng không khí ướt
- Ôxy hoá bằng nhiệt độ cao (thiêu đốt, nung chảy, lò nung chảy).
- Phân huỷ bằng công nghệ sinh học.
1. Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời
Các phản ứng phân huỷ bằng tia cực tím (UV), bằng ánh sáng mặt trời thường làm gãy mạch vòng hoặc gẫy các mối liên kết giữa Clo và Cacbon hoặc nguyên tố khác trong cấu trúc phân tử của chất hữu cơ và sau đó thay thế nhóm Cl bằng nhóm Phenyl hoặc nhóm Hydroxyl và giảm độ độc của hoạt chất. Ưu điểm của biện pháp này là hiệu suất xử lý cao, chi phí cho xử lý thấp, rác thải an toàn ngoài môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp là không thể áp dụng để xử lý chất ô nhiễm chảy tràn và chất thải rửa có nồng độ đậm đặc. Nếu áp dụng để xử lý ô nhiễm đất thì lớp đất trực tiếp được tia UV chiếu không dày hơn 5mm. Do đó, khi cần xử lý nhanh lớp đất bị ô nhiễm tới các tầng sâu hơn 5 mm thì biện pháp này ít được sử dụng và đặc biệt trong công nghệ xử lý hiện trường.
2. Phá huỷ bằng vi sóng Plasma
Biện pháp này được tiến hành trong thiết bị cấu tạo đặc biệt. Chất hữu cơ được dẫn qua ống phản ứng ở đây là Detector Plasma sinh ra sóng phát xạ electron cực ngắn (vi sóng). Sóng phát xạ electron tác dụng vào các phân tử hữu cơ tạo ra nhóm gốc tự do và sau đó dẫn tới các phản ứng tạo SO2, CO2, HPO32-, Cl2, Br2, … ( sản phẩm tạo ra phụ thuộc vào bản chất HCBVTV).
Ví dụ: Malathion bị phá huỷ như sau:
Plasma + C10H19OPS2 → 15O2 + 10CO2 + 9H2O + HPO3
Kết quả thực nghiệm theo biện pháp trên một số loại Hóa chất bảo vệ thực vật đã phá huỷ đến 99% (với tốc độ từ 1,8 đến 3 kg/h).
Ưu điểm của biện pháp này là hiệu suất xử lý cao, thiết bị gọn nhẹ. Khí thải khi xử lý an toàn cho môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là chỉ sử dụng hiệu quả trong pha lỏng và pha khí, chi phí cho xử lý cao, phải đầu tư lớn.
3. Biện pháp ozon hoá/UV
Ozon hoá kết hợp với chiếu tia cực tím là biện pháp phân huỷ các chất thải hữu cơ trong dung dịch hoặc trong dung môi. Kỹ thuật này thường được áp dụng để xử lý ô nhiễm thuốc trừ sâu ở Mỹ. Phản ứng hoá học để phân huỷ hợp chất là:
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ + O3 → CO2 + H2O + các nguyên tố khác
Ưu điểm của biện pháp này là sử dụng thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành thấp, chất thải ra môi trường sau khi xử lý là loại ít độc, thời gian phân huỷ rất ngắn. Nhược điểm của biện pháp là chỉ sử dụng có hiệu quả cao trong các pha lỏng, pha khí. Chi phí ban đầu cho xử lý là rất lớn.
4. Biện pháp oxy hoá bằng không khí ướt
Biện pháp này dựa trên cơ chế oxy hoá bằng hỗn hợp không khí và hơi nước ở nhiệt độ cao > 350oC và áp suất 150 atm. Kết quả xử lý đạt hiệu quả 95%. Chi phí cho xử lý theo biện pháp này chưa được nghiên cứu.
5. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao
Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao có 2 công đoạn chính:
- Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra hỗn hợp đất bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm.
- Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao có lượng oxy dư để oxy hoá các chất ô nhiễm thành CO2, H2O, NOx, P2O5.
Ưu điểm của biện pháp xử lý nhiệt độ cao là biện pháp tổng hợp vừa tách chất ô nhiễm ra khỏi đất, vừa làm sạch triệt để chất ô nhiễm; khí thải rất an toàn cho môi trường (khi có hệ thống lọc khí thải). Hiệu suất xử lý tiêu độc cao > 95%; cặn bã tro sau khi xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ (0,01%).
Hạn chế của biện pháp này là chi phí cho xử lý cao, không áp dụng cho xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng, cấu trúc đất sau khi xử lý bị phá huỷ, khí thải cần phải lọc trước khi thải ra môi trường.
6. Biện pháp xử lý tồn dư Hóa chất bảo vệ thực vật bằng phân huỷ sinh học
Việc loại bỏ có hiệu quả tồn dư Hóa chất bảo vệ thực vật là một trong các khó khăn chính mà nền nông nghiệp phải đối mặt. Vi sinh vật đất được biết đến như những cơ thể có khả năng phân huỷ rất nhiều Hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp. Trong những năm gần đây xu hướng sử dụng vi sinh vật để phân huỷ lượng tồn dư Hóa chất bảo vệ thực vật một cách an toàn được chú trọng nghiên cứu. Phân huỷ sinh học tồn dư Hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, nước, rau quả là một trong những phương pháp loại bỏ nguồn gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế.
Biện pháp phân huỷ Hóa chất bảo vệ thực vật bằng tác nhân sinh học dựa trên cơ sở sử dụng nhóm vi sinh vật có sẵn môi trường đất, các sinh vật có khả năng phá huỷ sự phức tạp trong cấu trúc hoá học và hoạt tính sinh học của Hóa chất bảo vệ thực vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong môi trường đất quần thể vi sinh vật trong môi trường đất luôn luôn có khả năng thích nghi đối với sự thay đổi điều kiện sống. Ở trong đất, Hóa chất bảo vệ thực vật bị phân huỷ thành các hợp chất vô cơ nhờ các phản ứng ôxy hoá, thuỷ phân, khử oxy xảy ra ở mọi tầng đất và tác động quang hoá xảy ra ở tầng đất mặt. Tập đoàn vi sinh vật đất rất phong phú và phức tạp. Chúng có thể phân huỷ Hóa chất bảo vệ thực vật và dùng thuốc như là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, cung cấp cacbon, nitơ và năng lượng để chúng xây dựng cơ thể. Qúa trình phân huỷ của vi sinh vật có thể gồm một hay nhiều giai đoạn, để lại các sản phẩm trung gian và cuối cùng dẫn tới sự khoáng hóa hoàn toàn sẩn phẩm thành CO2, H2O và một số chất khác. Một số loài thuốc thường chỉ bị một số loài vi sinh vật phân huỷ. Nhưng có một số loài vi sinh vật có thể phân huỷ được nhiều Hóa chất bảo vệ thực vật trong cùng một nhóm hoặc ở các nhóm thuốc khá xa nhau. Các nghiên cứu cho thấy trong đất tồn tại rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ các hợp chất phôt pho hữu cơ, ví dụ như nhóm Bacillus mycoides, B.subtilis, Proteus vulgaris,…, đó là những vi sinh vật thuộc nhóm hoại sinh trong đất. Rất nhiều vi sinh vật có khả năng phân huỷ 2,4-D, trong đó có Achrombacter, Alcaligenes, Corynebacterrium, Flavobaterium, Pseudomonas,… Yadav J. S và cộng sự đã phát hiện nấm Phanerochaete Chrysosporium có khả năng phân huỷ 2,4- D và rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có cấu trúc khác như Clorinated phenol, PCBs, Dioxin, Monoaromatic và Polyaromatic hydrocacbon, Nitromatic. Năm 1974, Type and Finn đã báo khả năng thích nghi và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như nguồn dinh dưỡng cacbon của một số chủng Pseudomonas sp. khi chúng phát triển trên môi trường có chứa 2,4 -Dichlorophenoxy acetic axit và 2,4-dichphenol. Năm 1976, Franci và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng chuyển hoá DDT Analogues của chủng Pseudomonas sp. Năm1977, Doughton và Hsieh khi nghiên cứu sự phân huỷ parathion như một nguồn dinh dưỡng thì quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Việt Cường đã tiến hành phân lập và tuyển chọn một số chủng thuộc chi Pseudomonas có khả năng phân huỷ được Metyl parathion và đạt được kết quả khả quan.
Qúa trình phân hủy Hóa chất bảo vệ thực vật của sinh vật đất đã xẩy ra trong môi trường có hiệu xuất chuyển hoá thấp. Để tăng tốc độ phân huỷ Hóa chất bảo vệ thực vật và phù hợp với yêu cầu xử lý, người ta đã tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như: pH , môi trường, độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ thoáng khí, bổ xung vào môi trường đất chế phẩm sinh vật có khả năng phân huỷ Hóa chất bảo vệ thực vật.
Một số trở ngại có thể sử dụng vi sinh vật trong xử lý sinh học là những điều kiện môi trường tại nơi cần xử lý, như sự có mặt của các kim loại nặng độc, nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao có thể làm cho vi sinh vật tự nhiên không phát triển được và làm chết vi sinh vật đưa vào, giảm đáng kể ý nghĩa đáng ý nghĩa thực tế của xử lý sinh học.
Có những phát minh mới mở rộng khả sử dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường. Một ví dụ sử dụng các chủng vi sinh vật kháng các dung môi hữu cơ ở nồng độ rất cao. Ngoài ra, với những kỹ thuật sinh học phân tử hiện đai có thể tạo ra những chủng vi khuẩn có khả năng phân huỷ đồng thời nhiều hoá chất độc hại mà không yêu cầu điều kiện nuôi cấy phức tạp và không gây hại cho động thực vật cũng như con người. Phương pháp này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai vì ý nghĩa thực tế của nó khi xử lý các chất thải độc hại ngày càng được mọi người chấp nhận.