Hóa học và sức khỏe

Nồi siêu rẻ từ nhôm tái chế - nhiều nguy hại khó lường

2013-11-21 15:46

Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm "siêu rẻ" bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành được nhiều người chọn là vật dụng nấu nướng mà không lường trước những nguy hại.

Với giá từ 10.000 - 30.000 đồng/sản phẩm, nồi nhôm “siêu rẻ” được bày bán trên các vỉa hè, tại các chợ và được chuyển về phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn, miền núi. Nhiều người đã chọn nồi nhôm “siêu rẻ” là vật dụng để nấu nướng mà không hề biết rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nhiều người mua vì rẻ

    Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm "siêu rẻ" bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác hiện được nhiều người, nhất là đối tượng sinh viên và người có thu nhập thấp chọn là vật dụng để nấu nướng. Không chỉ được bày bán tại các chợ, những vật dụng bằng nhôm không nguồn gốc còn theo những gánh hàng rong len lỏi vào tận những làng, thôn ngoại thành. Vật dụng bằng nhôm được bán trôi nổi trên thị trường có giá chỉ bằng 1/5, thậm chí thấp hơn hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nhìn bằng mắt thường, nồi nhôm "siêu rẻ" có hình thức khá đẹp, nhìn bên ngoài rất sáng và sạch song đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế. Những mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu từ phế thải được thu gom ở khắp nơi. Do vậy, chỉ sau vài lần sử dụng, những đồ dùng này có thể bị xám đen lại và nổ lỗ chỗ. Nếu cọ rửa mạnh, nước thôi ra có màu đen. Tuy vậy, hiện vẫn có không ít người mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm… bằng vật liệu nhôm, với giá rất rẻ tại các chợ cóc, thậm chí còn mua bát, đĩa, thìa… làm từ nhôm tái chế cho trẻ em sử dụng.

Nồi nhôm siêu rẻ - nguy hại khó lườngu 1
Sản phẩm từ nhôm tái chế gây nguy hiểm

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính... Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương.

Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

 

Thực phẩm và sự phát sinh một số loại ung thư

2013-12-16 22:19

            Cùng với sự phát triển của công nghiệp và lối sống hiện đại, tỷ lệ ung thư đang ngày một gia tăng và trở thành nỗi ám ảnh trên toàn thế giới. Yếu tố môi trường từ lâu đã được xem là một trong những nguyên nhân sinh ung thư hàng đầu, trong đó không thể không kể đến ảnh hưởng của chế độ ăn uống và cách chế biến thực phẩm trên sự hình thành một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

        Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã chấp nhận rằng chế độ ăn uống là một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư ở người (chiếm khoảng 35% các nguyên nhân sinh ung). Chế độ ăn liên quan đến một số bệnh ung thư có thể được phân thành 3 loại chính:

1. Chất béo: liên quan đến ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung…

2. Rượu: liên quan đến ung thư gan, ung thư đường tiêu hóa (hầu họng và thực quản)…

3. Dinh dưỡng kém hoặc không thích hợp: liên quan đến ung thư dạ dày, ung thư thực quản…

Các vị trí xuất hiện ung thư liên quan đến chế độ ăn uống:

        Một số cơ quan trong cơ thể, chủ yếu là hệ tiêu hóa được xem là có nguy cơ phát sinh ung thư cao nhất từ tác động của thực phẩm hoặc từ thói quen ăn uống, chế biến thực phẩm không hợp lý. Ngoài ra gan, vú, nội mạc tử cung, tiền liệt tuyến cũng là những cơ quan chịu ảnh hưởng sinh ung thư từ thực phẩm. Mối liên quan cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Vị trí ung thư

Chế độ ăn uống liên quan

Hầu họng

Uống rượu

Thực quản

Uống rượu

Hút thuốc lá

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Dạ dày

Ăn ít rau quả

Ăn nhiều thực phẩm bị cháy, đồ nướng hoặc xông khói, thực phẩm lên men, đồ muối hoặc ngâm

Hút thuốc lá

Đại tràng / Trực tràng

Ăn nhiều thịt và mỡ động vật

Ăn ít ngũ cốc và rau quả (thiếu chất xơ)

Hút thuốc lá

Vú (hậu mãn kinh)

Ăn nhiều chất béo động vật

Nội mạc tử cung

Ăn nhiều chất béo và thực phẩm giàu năng lượng

Tuyến tiền liệt

Ăn nhiều chất béo và thực phẩm giàu năng lượng

Gan

Uống rượu

Hút thuốc lá

Độc tố nấm


        Cơ chế gây ung thư của thực phẩm:

         Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được một số cơ chế phát sinh ung thư liên quan đến các thành phần trong thức ăn hoặc sự hình thành một số chất gây ung thư trong quá trình chế biến thức ăn. Cụ thể:

      - Mỡ là thức ăn có thể gây ung thư do các cơ chế:

o Mỡ động vật là nguyên liệu để chuyển hóa và sinh năng lượng đối với các tế bào ung thư đang phát triển.

o Mỡ gây tăng acid mật ở ruột già làm biến đổi tế bào niêm mạc,có thể dẫn đến ung thư đại tràng

o Thừa mỡ động vật làm hệ thống miễn dịch suy giảm, do đó giảm khả năng chống đỡ đối với các tế bào ung thư.

o Mỡ còn là tiền chất tạo ra các hormon steroid gây ung thư có tính gia đình như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng…

        - Rượu có khả năng gây ung thư vì khi chuyển hóa, rượu tạo ra chất acetaldehytde có khả năng gây đột biến DNA và sinh ung thư

        - Các loại thực phẩm nướng hoặc hun khói trong quá trình chế biến sinh ra nhiều amin dị vòng, gây đột biến tế bào và tổn thương gen.

        - Các loại thực phấm ướp muối hoặc lên men có chất Nitrit để bảo quản, trong cơ thể, nitrit kết hợp với các axit amin tạo thành nitrosamin là một chất gây ung thư mạnh

        - Tương tự, chế độ ăn nhiều thịt động vật có thể gây ung thư do quá trình chuyển hóa Nitrogen của thịt cũng sinh ra chất Nitrosamin .

 

Cần chú ý khi sử dụng trứng

2013-11-21 15:43
    1. Vỏ trứng càng đậm màu, giá trị dinh dưỡng càng cao
trungKhi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất oopocphirin tạo thành và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng.
    Các phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng các chất bổ trong trứng nhiều hay ít đều được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vật nuôi.
     2. Hàm lượng dinh dưỡng như nhau trong mọi cách chế biến
    Có rất nhiều phương pháp chế biến trứng như: luộc, rán, hấp, muối...Tuy nhiên, xét về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hoá của cơ thể đối với loại thực phẩm này thì món trứng luộc "đứng đầu bảng" với khả năng hấp thụ tối đa là 100%. Trong khi đó, chế biến trứng theo phương pháp hấp chỉ đạt được 98%, xào 97%, rán 92,5% và món trứng trần là 30 - 50%.
    3. Thêm bột ngọt khi chế biến trứng
    Trứng có chứa sẵn thành phần các chất như: natri, axit glutamic, chất clo hoá ... Ở nhiệt độ cao, các chất này kết hợp và tạo thành một chất mới là muối natri của axit glutamic.Chất này cũng là một trong các thành phần chủ yếu tạo nên bột ngọt nhưng có tác dụng làm tăng mùi vị của thức ăn. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
     4. Đun trứng càng lâu càng tốt
    
    Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun trứng lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng vì đun trứng ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn tới các phản ứng sinh hoá học giữa các phân tử sắt và lưu huỳnh có trong thành phần của trứng, từ đó tạo nên các chất cặn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn.
    5. Kết hợp trứng và sữa đậu nành
    Sữa đậu nành có vị ngọt, tính mát, giàu chất béo, prôtêin thực vật, các hợp chất cácbon, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên trong sữa đậu nành còn có chứa chất chat trypsinase . Chất này khi kết hợp với chất abumin trong trứng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm.
    6. Người già không nên ăn trứng
    Nhiều người già không dám ăn trứng thường xuyên vì cho rằng trứng có chứa nhiều cholesterol. Nhưng thực chất, loại thực phẩm này lại rất giàu hàm lượng chất lexithin dễ hấp thụ qua đường máu và rất có lợi cho việc khôi phục hoạt động của các tế bào, tránh lão hoá.
    Ngoài ra, chất lexithin còn giúp "trẻ hoá" các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ.
    7. Sản phụ nên ăn nhiều trứng
    Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường bị mất đi khá nhiều năng lượng. Hoạt động của hệ tiêu hoá cũng bị suy giảm. Ăn nhiều trứng sau khi sinh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu do sự tích tụ chất amoniac và phenol trong đường ruột.
    Việc ăn trứng nhiều hay ít sau khi sinh cần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
    8. Ăn trứng sống nhiều dinh dưỡng
    Không những không bổ dưỡng mà việc ăn trứng khi chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cho cơ thể. Trứng sống chứa nhiều các chất khó tiêu hoá, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy...Vị tanh của trứng có thể gây ức chế đối với hoạt động của trung khu thần kinh.

Quá nhiều vitamin C gây mất ngủ và tăng huyết áp

2013-11-21 15:40
Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm dị ứng, chống lại
    Các gốc tự do do ô nhiễm. Nó còn giúp cơ thể hấp thu các chất vi lượng cần thiết như selen, đồng, kẽm, mangan... Nhu cầu trung bình là 50-100 mg/ngày. Nếu thiếu vitamin C, thành mạch máu kém bền chắc, dễ chảy máu chân răng, giảm sức đề kháng.
Tuy nhiên, việc dùng quá 500mg vitamin C mỗi ngày lại không tốt cho sức khỏe.
    Nếu dùng trên 1.000mg/ngày, bạn sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, rát dạ dày, có hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu do axit ascorbic.
    Nếu dùng trên 2.000mg/ngày, vitamin C sẽ gây mất ngủ, tạo sỏi oxalat, ức chế bài tiết insulin, tăng huyết áp, tổn thương thận do tăng tổng hợp corticoid và catecholamin.
    Thừa vitamin C còn gây hấp thu thừa sắt; giảm hấp thu đồng, niken, làm cho xương chậm phát triển, dễ biến dạng. Thai phụ dùng dùng thừa có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ
    Nhiều loại vitamin C viên sủi ngoài hàm lượng 1.000 mg vitamin C, còn có 243 mg muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt. Không nên dùng nó cho người suy thận, người kiêng ăn muối (tăng huyết áp).
    Một số loại viên sủi C còn chứa thêm thành phần muối khoáng canxi 500 mg, không được dùng cho người bị bệnh sỏi thận.
    Mặt khác, việc dùng thuốc vitamin C thường xuyên có thể làm cơ thể quen, khi không dùng sẽ cảm thấy mệt mỏi.
    Do đó, không nên coi vitamin C là một thuốc bổ dùng không giới hạn, đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ mang thai. Những trường hợp cần thiết dùng liều cao phải do thầy thuốc chỉ định và chỉ dùng trong thời gian ngắn. Vitamin C (axit ascorbic) cũng như các loại thuốc khác vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
    Nhu cầu vitamin C mỗi ngày:
Từ sơ sinh đến 3 tuổi: 25-30 mg.
  • Từ 4 đến 18 tuổi: 30-40 mg.
  • Người lớn: 45 mg.
  • Thai phụ: 50 mg.
  • Cho con bú: 70 mg.

Ngộ độc sắn

2013-11-21 15:37
    Bệnh ngộ độc do ăn phải sắn độc, nhân dân ta thường gọi là say sắn. Ðộc chất gây ngộ độc là 1 glucozit, khi gặp men tiêu hóa, xít hoặc nước thì glucozít sẽ bị thủy phân và giải phóng ra xít xyanhydric (HCN) có khả năng gây ngộ độc. Liều gây ngộ độc đối với người lớn là 20mg HCN, liều GÂY CHẾT LÀ 50MG HCN (người lớn có cân nặng khoảng 50 kg), với người già, trẻ em và người ốm yếu thì liều thấp hơn.
Sắn nào cũng có chứa glucozit hàm lượng trung bình 3-5 mg%. Sắn đắng có lượng glucozit cao hơn, có khi lên tới 10-15 mg%. Người lớn chỉ cân ăn độ 200 g sắn này thì có thể bị ngộ độc.
    Ðặc tính của chất độc là rất dễ bay hơi, hòa tan trong nước nóng cũng như nước lạnh dễ dàng. Khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với đường kính thì chuyển thành một chất không độc. Dựa vào đặc tính này, nếu được chế biến tốt, hàm lượng độc chất sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn. Chẳng hạn sắn sau khi được bóc vỏ ngâm kỹ, luộc chín để nguội hàm lượng độc chất chỉ còn 30% so với ban đầu. Sắn thái lát phơi khô, sắn bột... hàm lượng HCN CHỈ CÒN LẠI RẤT ÍT, không đủ khả năng gây ngộ độc cho người ăn. Hoặc nếu có phải ăn một lượng rất lớn. .
1. Biểu hiện lâm sàng của một ngộ độc sắn.
a) Ngộ độc cấp tính - nặng
    Bệnh nhân mới đầu thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sau đó là biểu hiện của rối loạn thần kinh, bệnh nhân sợ hãi, co giật, co cứng cơ giống như một bệnh uốn ván, dàn đồng tử, nhịp thở chậm dần, tím tái... Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ chết sau 30 phút. Ngược lại, nếu được cấp cứu kịp thời bênh nhân khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.
b) Ngộ độc nhẹ:
    Bệnh nhân chỉ thấy nhức đầu chóng mặt buồn nôn, mệt mỏi toàn thân, mũi họng khô, chỉ cần cho nằm nghỉ, uống một cốc nước đường nóng thì sẽ trở lại bình thường.
2. Xử lý cấp cứu.
    - Gây nôn hoặc rửa dạ dày ngay.
    - Tiêm tĩnh mạch dung dịch xanh metylen 1% trong glucosa 25%: 50ml tiêm chậm. .
    - Cho thuốc trợ tim nếu cần thiết.
    - Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để xứ trí tiếp tục.
3. Biện pháp phòng bệnh.
    Sắn bóc vỏ, bỏ hai đầu, ngâm nước kỹ 12-24 giờ.
    - Luộc kỹ, tốt nhất là luộc 2 lần.
    - Ăn sắn với đường là tốt nhất. Hoặc chế biến dưới dạng nấu chè sắn.
    - Sắn thái lát phơi khô, mì sắn, bột sắn là những hình thức chế biến tốt, ít khả năng gây ngộ độc.

Củ cải trắng là nhân sâm mùa đông

2013-11-21 15:32
    Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt… củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.
    Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt
    Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.
    1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.
    2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong
khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.
    3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều
loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
    Củ cải: Nhân sâm mùa đông, Y tế - thiết bị, cu cai trang, suc khoe, nhan sam, thuoc da day, nhuon phoi, tieu hoa, dau da day
    Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật
    1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày
    Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.
    2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng
    Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.
    Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.
    Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.
    3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da
    Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.
    Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.
    Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.
    Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.
    4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi
Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
    Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.
Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.
    Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.
<< 7 | 8 | 9 | 10 | 11 >>

 

Có thể bạn quan tâm