Hóa học và sức khỏe
Lá sen: 9 công dụng không phải ai cũng biết
2013-11-21 15:18Cây sen là vừa là thức ăn vừa là thuốc. Khi nói đến tác dụng làm thuốc của cây sen, hầu hết mọi người thường chỉ nghĩ đến tâm sen, hạt sen, bát, tua sen, ngó sen… mà ít ai nói đến lá. Thực tế, lá sen có rất nhiều công dụng mà có thể bạn không biết.
Thầy thuốc đông y Nguyễn Xuân Hướng cho biết, trong Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Dưới đây là một số công dụng của lá sen:
- Chống mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.
- Trị máu hôi sau khi sinh: Lá sen sao thơm (hay lá sen khô) 20-30 g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.
- Chứng mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.
- Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40 g, rau má 30 g, hạt mã đề 20 g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60 g.
- Chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40 g để sống, rau má 12 g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Ho, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30 g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
- Chữa đau mắt: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), cúc hoa vàng 4 g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.
- Trị mụn nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.
- Ngăn ngừa béo phì: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.
Ngoài ra, lá sen đem hãm nước sôi, uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.
Tác dụng phụ của lá sen
ThS. BS. Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Hằng cho biết,trong y học lá sen có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, có tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết. Lá sen được sử dụng làm dược liệu phải là lá màu lục, còn nguyên lá, không bị sâu, không có vết thủng. Đông y sử dụng lá sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, chữa sốt, miệng khô khát.
Trong đông y, lá sen được xác định là tính mát, bình, không động nhưng nếu dùng quá liều hoặc tùy tiện thì nó cũng có thể trở thành chất gây hại cơ thể. Bệnh nhân ngộ độc vì dùng lá sen có thể gặp các triệu chứng như: tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng, nôn nao, hoảng hốt, da xanh xao, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, mạch nhỏ yếu, khó bắt, tim đập chậm, không đều, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp… Ngoài ra, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều.
Do vậy, theo khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với sản phẩm chức năng được bào chế từ lá sen, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, tránh tùy tiện và luôn cảnh giác bởi nguy cơ dị ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trước khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng hoặc có ý định dùng nó để chữa bệnh.
Ba điều bạn lãng phí ở món tôm
2013-11-21 15:15Tôm có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể... vì vậy, có thể nói tôm là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chúng ta. Theo viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các chất có trong tôm còn giúp bạn giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch , đột quỵ và một số bệnh ung thư hiệu quả cũng như củng cố hệ xương khớp.
Tuy nhiên, không ít người vẫn còn có những hiểu lầm về món ăn này, điều này khiến cho việc ăn tôm không đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 3 hiểu lầm phổ biến về ăn tôm mà bạn nên tham khảo.
1. Vỏ tôm giàu canxi nhất
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.
2. Ăn mắt tôm bổ mắt
"Ăn mắt bổ mắt", đó là quan niệm của nhiều người, đặc biệt đó lại là mắt tôm vì tôm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nhiều người còn cho rằng 2 mắt tôm còn có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông. Thực tế, chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng tỏ tác dụng của đầu tôm cũng như mắt tôm đối với sức khỏe con người.
Cũng giống như vỏ tôm, đầu tôm chỉ là lớp vỏ chứ không chứa nhiều dinh dưỡng như thịt tôm, vì vậy, nó cũng không có tác dụng gì trong chuyện phòng the của các quý ông.
3. Mới sinh em bé không được ăn tôm
Theo dân gian thì sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng. Những người sinh mổ nếu ăn tôm có thể dẫn đến sẹo lồi. Nhưng thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên. Nếu bạn bị sẹo lồi sau mổ thì đó là do vấn đề cơ địa của bạn mà thôi.
Tôm cũng là thực phẩm giàu protein, tốt cho sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, tôm còn giàu canxi nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, vì vậy, sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn. Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe . Nếu bạn là người bị dị ứng với món ăn này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều.
Sữa chua men sống có tốt thật như quảng cáo
2013-11-21 15:11Hiện sữa chua men sống được quảng cáo giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như tạo hàng rào bảo vệ cơ thể mạnh mẽ hơn nên loại sữa chua này đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người có con nhỏ.
Tuy nhiên, gần đây có thông tin các sản phẩm này không hề có tác dụng giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, thậm chí còn có thông tin cho rằng khi cơ thể khỏe mạnh đưa nhiều vi khuẩn sống dù là vi khuẩn có lợi vào sẽ làm teo tuyến dịch tiêu hóa, gây tiêu chảy, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy thực hư câu chuyện trên là thế nào?
Theo Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu, những sản phẩm sữa chua men sống được bán với giá cao hơn sữa chua thông thường. Ủy ban này đã kiểm tra hơn 800 lời quảng cáo sức khỏe từ các công ty thực phẩm, trong đó có ngành công nghiệp probiotic. Mạng lưới các nhà khoa học độ lập của ủy ban này đã tìm thấy những lời quảng cáo rằng những sản phẩm nói trên có thể làm tăng cường hệ thống bảo vệ cơ thể, cải thiện chức năng miễn dịch và làm giảm các trục trặc ở đường tiêu hóa, đây là những quảng cáo chung chung đến mức không thể chấp nhận được.
Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu cũng đề nghị, nếu các công ty thực phẩm không chứng minh được hiệu quả của sản phẩm sữa chua men sống họ sẽ không được bán trên thị trường với nhãn hiệu sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, hệ miễn dịch nữa.
Trước những thông tin như vậy, ngành công nghiệp probiotic đã có những phản ứng cho rằng Ủy ban An toàn thực phẩm đã quá khắt khe. Tuy nhiên đó là những thông tin trên thế giới, còn tại Việt Nam chúng ta nên hiểu như thế nào?
Theo Thầy thuốc ưu tú, Bs. Doãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, thời gian gần đây có rất nhiều thông tin cũng như sản phẩm sữa chua cũng như sữa chua men sống trên thị trường. Sữa chua men sống hay sữa chua truyền thống cũng đều phải có quá trình lên men bằng công nghẹ lên men lactic. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng đã công bố sữa chua sử dụng men sống có tác dụng tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa, điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột và chống một số bệnh đầy hơi chướng bụng, táo bón.
Cũng theo Thầy thuốc ưu tú, Bs. Doãn Thị Tường Vi, khi sử dụng sữa chua men sống cần chú ý những vấn đề sau:
- Cần phải chọn sản phẩm có thương hiệu trên thị trường và nên chú ý vấn đề bảo quản (phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp).
- Khi sử dụng cho các đối tượng cần lưu ý theo những công bố gần đây nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia lầ sử dụng sữa chua men sống cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
- Khi trẻ đang bị tiêu chảy không nên cho dùng sữa chua men sống, chỉ cho sử dụng khi đã điều trị ổn định bệnh tiêu chảy.
- Nên cho trẻ sử dụng từ ít đến nhiều, có thể từ 1 - 2 thìa rồi từ nửa hũ đến một hũ. Mỗi người cũng chỉ nên sử dụng 1 hũ/1 ngày. Nên nhớ rằng đây chỉ là loại thực phẩm bổ sung chứ không phải nguồn dinh dưỡng chủ yếu nên chỉ dùng với liều lượng nhất định như vậy.
Mười công dụng không ngờ tới của quả nho
2013-11-21 15:10Người ta nói nhiều về tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch của quả nho, nhưng ít ai biết, nho còn giúp điều trị táo bón, giảm chứng khó tiêu, và giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch...
Nho chiếm tới 70-80% là nước và một lượng nhỏ đường từ 15-30%. Nho có nhiều lợi ích sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.
*Chữa bệnh hen suyễn
Nho có khả năng chữa khỏi bệnh hen suyễn vì nho có thể khắc phục hậu quả của cơn hen. Tại Ai Cập, người bị hen suyễn được khuyên ăn quả nho vì nó có tác dụng làm giảm hen suyễn.
*Điều trị táo bón
Quả nho có chứa cellulose, axit hữu cơ và đường một thực phẩm nhuận tràng giúp điều trị táo bón. Do đó, nho có thể giải quyết được vấn đề táo bón mạn tính.
*Chữa chứng đau nửa đầu
Cách hiệu quả nhất để loại bỏ chứng đau nửa đầu là bạn nên dùng nước ép quả nho chín vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày.
*Ngăn ngừa các bệnh về tim
Quả nho đỏ ngăn ngừa cục máu đông bằng cách thúc đẩy mức độ nitric oxide trong máu. Nó cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm mức cholesterol LDL giúp tránh được những tắc nghẽn mạch máu. Đối với những trường hợp bệnh tim có thể thêm nho vào chế độ ăn để làm giảm các cơn đau và đánh trống ngực.
*Làm giảm chứng khó tiêu
Ăn nho làm giảm kích ứng dạ dày cũng như chứng khó tiêu. Vì nó là một thức ăn nhẹ, nó cũng có thể giúp đỡ trong việc chữa rối loạn tiêu hóa.
*Tránh mệt mỏi
Trong nho có chứa rất nhiều hàm lượng sắt, vì vậy uống nước ép nho sau một buổi tập luyện hoặc khi mệt mỏi sẽ giúp bạn tránh mệt mỏi.
*Ngăn ngừa mất thị lực
Khi bạn già đi, tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng dần dần. Giai đoạn này được gọi là thoái hóa điểm vàng, là một mất mát liên quan đến tuổi của thị lực. Nhưng bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách ăn 3 khẩu phần nho hàng ngày vì nó sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng 36%.
*Làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư
Axit caffeic và bioflavonoids có trong nho là hai chất dinh dưỡng chống ung thư. Nó giúp việc hấp thụ vitamin C mà duy trì các mô liên kết khỏe mạnh trong cơ thể. Bioflavonoids giảm sự phát triển của tế bào ung thư và cũng giúp tiêu diệt chúng trong.
*Chống virus
Nho đi kèm với đặc tính kháng khuẩn nó hiệu quả trong cuộc chiến chống virus cũng như các khối u.
Làm chậm quá trình lão hóa
Các resveratrol trong nho có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lão hóa. Nó kích hoạt các enzym làm chậm quá trình lão hóa đó giúp tăng cường sự ổn định DNA và nâng cao tuổi thọ.
*Tăng cường hệ miễn dịch
Cụ thể, các hợp chất stilbenoid này gồm resveratrol trong nho đỏ. Chúng phối hợp với vitamin D giúp làm tăng tính năng gien CAMP của con người, là một loại gien đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
Bảy cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe
2013-11-21 15:09Nếu bạn chưa biết làm cách nào để kết hợp các thực phẩm với nhau sao cho vừa ngon, vừa có lợi cho sức khỏe, hãy tham khảo 10 cách dưới đây.
1. Thịt đỏ + lá hương thảo: Giảm thiểu amin dị vòng gây ung thư
Khi thức ăn được chiên nướng ở nhiệt độ 190oC đến 204oC , axit rosmarinic và axit carnosic – hai chất chống oxy hóa trong lá hương thảo sẽ giúp giảm thiểu số lượng amin dị vòng gây bệnh ung thư, bởi vì chất chống oxy hóa trong lá hương thảo có thể hấp thụ các gốc tự do có hại trong thịt. Vì vậy, cách kết hợp thực phẩm này rất có lợi cho sức khỏe.
2. Cà chua + bơ: Ngừa ung thư và bệnh tim mạch
Cà chua rất giàu lycopene, chất chống oxy hóa carotenoid nên có thể loại bỏ các gốc tự do để phòng ngừa ung thư và bệnh tim mạch. Chất béo trong quả bơ có thể giúp chất carotenoids trong cà chua hoạt động hiệu quả hơn.
3. Chanh + bắp cải: Giúp hấp thụ sắt
Vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn, đó là lý do tại sao các chuyên gia kiến nghị bạn hãy bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả có màu cam, rau xanh nhiều lá, dâu tây, cà chua, ớt chuông, chanh… với các loại thực phẩm giàu chất sắt như bông cải xanh, hành tây, củ cải, bắp cải, rau bina, rau diếp, măng tây…
4. Quả việt quất + Nho: Chống oxy hóa, ngừa lão hóa
Việc ăn nhiều loại trái cây mang nhiều lợi ích sức khỏe hơn là chỉ ăn một loại quả. Trong khi quả việt quất có một loạt các chất phytochemical và chất chống oxy hóa giúp cho bộ não khỏe mạnh thì quả nho chứa nhiều có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do.
Kết hợp 2 loại quả này có thể càng làm tăng hiệu quả loại bỏ gốc tự do, ngăn ngừa ung thư, có lợi cho tim mạch và chống lão hóa hiệu quả.
5. Táo + Sô cô la: Ngăn chặn xơ cứng động mạch và ung thư
Táo nhất là táo đỏ rất giàu chất chống viêm flavonoid quercetin, đặc biệt là ở vỏ táo. Quercetin có thể ngăn ngừa dị ứng, bệnh tim, bệnh Alzheimer, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Còn sô cô la, nho, rượu vang đỏ và trà có chứa catechin flavonoid, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ cứng động mạch và ung thư. Theo nhiều nghiên cứu, sự kết hợp này có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch , tăng khả năng đông máu. Kiều mạch, hành tây và dâu tằm cũng rất giàu quercetin.
6. Yến mạch + nước cam: Ổn định cholesterol LDL
Nghiên cứu cho thấy, một ly nước cam giàu vitamin C và một bát yếu mạch có thể giúp làm sạch động mạch, ngăn ngừa bệnh tim. Bởi vì hợp chất phenolic trong 2 loại thực phẩm này có tác dụng làm ổn định cholesterol LDL (cholesterol xấu).
7. Trứng + dưa lưới: Giảm viêm và tiểu đường
Nếu ăn những thực phẩm protein chứa carbohydrate có lợi sẽ làm chậm sự hấp thụ carbohydrate, giúp glucose và đường huyết giảm xuống mức tối thiểu, từ đó giảm viêm, bệnh tiểu đường , ung thư và các bệnh khác. Bằng cách giảm hấp thụ glucose, cơ thể sẽ tự nhiên phát tín hiệu bạn đã no.
Trứng là thực phẩm giàu protein còn dưa lưới lại chứa glucose, do đó, sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này sẽ có lợi cho sức khỏe.
8. Nghệ + hạt tiêu: Kháng viêm và chống khối u
Chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống ung thư, kháng viêm và ngăn cản khối u hình thành. Nhưng nếu chỉ sử dụng riêng nghệ, hiệu quả sử dụng có thể không cao. Nếu cho thêm hạt tiêu vào nghệ có thể nâng cao hiệu quả kháng viêm , chống khối u có thể tăng lên nhiều lần, do trong hạt tiêu có tính nhiệt.
9. Tỏi + cá: Kháng viêm và giảm cholesterol
Hầu hết trong hải sản đều chứa một lượng lớn khoáng chất như kẽm, sắt, đồng, i-ốt, selen, các chất hỗn hợp này có tác dụng kháng viêm tự nhiên và giảm nồng độ cholesterol. Hơn nữa, khi chế biến cá, cho thêm tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm cholesterol nhiều hơn khi chỉ ăn riêng cá. Bởi vì tỏi có thể ngăn chặn sự gia tăng cholesterol LDL.
10. Hạnh nhân + sữa chua: Bổ sung vitamin
Có thể bạn biết chất béo lành tính giúp hấp thu lycopene, nhưng bạn có biết rất nhiều vitamin quan trọng khi ăn cùng với chất béo sẽ giúp hấp thụ nhanh hơn không? Những vitamin có thể hòa tan chất béo bao gồm vitamin A, D, E. Cà rốt, bông cải xanh và đậu Hà Lan đều chứa vitamin A, nên hãy ăn cùng với chất béo lành tính như dầu ô liu. Những thực phẩm giàu vitamin D có cá, sữa, sữa chua và cam ép.
Ăn mực mai lấy mai mực làm thuốc
2013-11-21 15:07Mai mực là vị thuốc được dùng rất phổ biến trong nhân dân với tên ô tặc cốt, hải phiêu tiêu, vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, tác dụng cầm máu, giảm đau, chống loét.
Mai mực là “xương” của cá mực sống ở ngoài biển, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae.
Mai mực là một vị thuốc được dùng rất phổ biến trong nhân dân ta với tên ô tặc cốt, hải phiêu tiêu, có vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm se chống loét…
Theo y học cổ truyền, mai mực có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu, bổ phế, hút nước chua dạ dày, chữa con trai thận hư tinh kiệt, phụ nữ huyết khô không thai nghén (tán bột uống), chữa đại tiện ra máu, trĩ nội ra máu, thổ huyết, tai chảy mủ và cầm máu vết thương.
Trong nhân dân ta hiện nay, mai mực được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng trung bình mỗi ngày uống 4- 8g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên.
Thành phần hóa học của mai mực gồm các muối calci, các chất hữu cơ và chất keo. Chế biến mai mực tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột. Để có mai mực có phẩm chất tốt nhất, nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ.
Dưới đây là một số bài thuốc có mai mực thường dùng:
- Chữa đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8g với nước sắc cây mộc tặc.
- Chữa viêm tai có mủ: Lấy bột mai mực rắc hoặc dùng tăm bông sạch thấm thuốc ngoáy vào tai.
- Chữa thổ huyết: Lấy mai mực tán thật nhỏ, ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 1-2g với nước cơm hoặc nước sắc bạch cập (10-20g bạch cập sắc với 300ml nước).
- Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực, hoàng liên, thanh đại, hồng đơn, tế tân, ngũ bội tử, nhân trung bạch, mỗi thứ 12g, phèn phi 8g; mai hoa 4g. Từng thứ sao riêng trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại, rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng, rắc bột lên vết thương, vết loét.
- Chữa ho ra máu, băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4-8g bột mai mực.
- Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bôi mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn khoảng nửa giờ.