Mẹo vặt cuộc sống

Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?

2013-11-17 18:44

 Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:

  • 5Ca2++ 3 PO43- + OH- →   Ca5(PO4)3OH

    Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.

    Sau các bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó.

Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:

  • H+ +  OH-  →  H2O

    Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.

Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn.

Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra:

  • 5Ca2++ 3 PO43- + F→  Ca5(PO4)3F

Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH

 

Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và OH-làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.

Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?

2013-11-17 18:43
  •     Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.

Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?

2013-11-17 18:43

Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi

  • SiO2 + 4HF  →  Si F4↑  +  2H2O

   Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO­4 đặc và bột CaF2 . Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc,sau đó cho thêm H2SO­đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.

  • CaF2 + 2 H2SO­4  →  CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại) H2SO­4

Sau đó         SiO2 + 4HF  →  Si F4↑  +  2H2O

Giải thích câu ca dao: “Lúa chim lấp ló ngoài bờ /Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

2013-11-17 12:25

 Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?

Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện) thì:

  • 2N2 +  O2 →   2NO

  • Sau đó:  2NO  +  O2  →   2NO2

Khí NO2 hòa tan trong nước:       4NO2 + O2+ H2O →  4HNO3

HNO3 →  H++  NO3

 

Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp  khoảng 6-7 kg nitơ.

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên metan không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?

2013-11-17 12:24

   Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và  chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ?

2013-11-17 12:23

Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:

Items: 31 - 36 từ 43
<< 4 | 5 | 6 | 7 | 8 >>

Có thể bạn quan tâm