Mẹo vặt cuộc sống

Vì sao có thể xác định tuổi thọ của một mảnh gỗ ?

2013-11-17 12:23

Các nhà khảo cổ thường dùng “ đồng hồ cacbon” để xác định xem tuổi thọ của các mãnh gổ là bao nhiêu.

    Hàm lượng trong khí quyển luôn được cân bằng không đổi. Trong khí quyển kết hợp với oxi mà tồn tại dưới dạng khí  . Thông qua quá trình quang hợp, khí này bị thực vật hấp thụ tạo thành tinh bột, xenlulozơ. Sau khi động vật ăn thực vật, lại chuyển vào cơ thể động vật. Tỷ lệ giữa (có tính phóng xạ) và (một đồng vị ổn định) ở trong khí quyển cũng như ở trong thực vật, động vật đều bằng nhau.Chỉ sau khi động thực vật chết đi, chúng mới đình chỉ sự chuyển đổi vật chất với thế giới bên ngoài, sự cung ứng   cũng sẽ bị ngừng. Do đó   không ngừng phát ra tia xạ nên hàm lượng của   sẽ giảm dần. Quy luật của sự giảm đó là: “Cứ qua quãng thời gian 5730 năm, thì lượng sẽ giảm đi một nửa”. Điều này gọi là “chu kì bán rã” của chất đồng vị phóng xạ.

    Do vậy nếu muốn biết niên đại của miếng gỗ cổ thì chỉ cần đo hàm lượng của mãnh gỗ đó là có thể tính toán ra.

Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ?

2013-11-17 12:22

Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

 - Khi hòa tan muối này vào nước xảy ra các quá trình sau:

  • Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O --> 2Al3+ + 4SO42- + 2K+ + 24H2O

    Sau đó xảy ra phản ứng thủy phân

  •    Al3+ + H2O  →  Al(OH)3↓ + 3H+

    Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:

“ Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

  • Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn ( minh là trong trắng, phàn là phèn).

Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?

2013-11-17 12:21

Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời -  là nước có chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thì xảy ra phương trình hóa học:

  • Ca(HCO3)2  →  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

  • Mg(HCO3)2  →  MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

    Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn.

  • Để tẩy lớp căn này thì dùng dung dịch CH3COOH 5% cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.

Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?

2013-11-17 12:21

  Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin Ch3NH là những chất có mùi khó ngửi.

    Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.

Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.

Vì sao “chảo không dính” khi chiên ráng thức ăn lại không bị dính chảo?

2013-11-17 12:19

Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo.

Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen (-CF2-CF2-)n được tôn vinh là “vua chất dẻo”  thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun  với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì.

Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oClà bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.

Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?

2013-11-17 12:18

  Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng:

Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở phụ nữ mang thai, v.v..Thậm chí ozon còn là chất gây ung thư nên tác hại của ozon không thể kể hết được.

    Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Cho nên khi sử dụng máy photocopy cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy.

Items: 37 - 42 từ 43
<< 4 | 5 | 6 | 7 | 8 >>

Có thể bạn quan tâm