Mẹo vặt cuộc sống

Cách làm sạch quần áo bằng len dạ

2013-12-13 19:14

           Đại đa số quần áo có thể giặt bằng nước. Nhưng vớicác loại quần áo bằng loại len dạ giặt bằng nước lại không thích hợp vì chúng sẽ bị mất đi vẻ đẹp và có thể bị hư hại, vậy phải làm thế nào?

          Hơn 100 năm trước, tại một gian xưởng nhỏ sản xuất dầu béo ở Paris, một công nhân trong khi lao động khẩn trương đã vô ý làm đổ một xô đựng dầu hoả, làm cả xô dầu hoả đổ vào người. Bộ quần áo dính đầy dầu béo thấm đầy dầu hỏa. Ngay lúc đó anh ta không thay quần áo mà tiếp tục làm việc cho đến hết ca. Lúc bấy giờ anh ta mới phát hiện các vết dầu béo dây vào quần áo đã biến mất. Anh công nhân nhận ra một điều là dầu hoả có thể gột sạch các vết dầu béo.

        Dầu hoả là một loại dung môi hoá học có thể tẩy vết dầu mỡ trên vải. Dùng dung môi hoá học để tẩy các vết dầu là một biện pháp tẩy giặt quần áo. Tuy dầu hoả có thể giặt sạch dầu mỡ trên quần áo, nhưng dùng dầu hoả để giặt quần áo thì có thể làm quần áo bị cứng và để lại mùi khó chịu. Dầu hoả cũng làm cho chất dẻo hoặc thuỷ tinh hữu cơ có thể bị thay đổi màu, mất độ bóng, thậm chí có thể hoà tan các vật liệu đó. Dầu hoả có nhiều nhược điểm như vậy nên không thể dùng để giặt quần áo.

     

         Vì vậy các nhà hoá học đã cố công sàng lọc chọn các dung môi để giặt tốt quần áo, cuối cùng họ đã tìm thấy tetracloetylen là chất dùng để giặt quần áo tốt nhất. Dùngtetracloetylen giặt quần áo không những chỉ sạch mà sau khi giặt không để lại mùi, quần áo lại mềm mại, dễ chịu. Sau khi giặt hàng len dạ vẫn giữ được vẻ bóng đẹp, không biến dạng, không nhạt màu, quần áo không bị hư hại. Qua thời gian dài khảo nghiệm, ngày nay tetracloetylen đã được các nước trên thế giới công nhận là dung môi giặt khô tiêu chuẩn. Việc giặt khô được tiến hành bằng máy giặt khô. Một kiểu giặt khô phổ biến là cho quần áo vào một ống hình trụ đóng kín, bằng cách cho ống hình trụ chuyển động rồi cho chuyển động lên xuống liên tục, phun dung môi vào quần áo. Nhờ tác dụng của lực xung kích để tiến hành giặt và cuối cùng loại bỏ được vết bẩn khỏi quần áo.

        Việc phun dung môi giặt trong máy giặt khô được điều khiển tự động nhờ máy tính điện tử. Máy giặt khô làm việc trong trại thái kín hoàn toàn. Máy tính điện tử sẽ điều khiển một bơm ly tâm phun tetracloetylen lên quần áo. Sau khi chất tẩy rửa tẩy sạch hết vết bẩn, máy sẽ tự động chuyển dung môi đã sử dụng có cả chất bẩn ra ngoài, thay dungmôi sạch và tiến hành giặt lần thứ hai. Việc giặt được tiến hành trong khoảng 30 phút là quần áo sẽ sạch.

       Sau khi giặt quần áo sẽ được kiểm tra xác định là đã thực sự hết dung môi giặt. Khi dung môi giặt đã giảm đến mức rất thấp mói dùng không khí nóng để sấy. Bấy giờ quần áo phục hồi hoàn toàn trạng thái ban đầu. Qua quá trình giặt khô, quần áo đã sạch lại được diệt hết vi khuẩn, đó là điểm ưu việt so với giặt bằng nước.

            Dung môi giặt khô đã bị bẩn, người ta tiến hành làm sạch bằng cách cho qua loại đất sét đặc biệt, than hoạt tính. Sau khi lọc ta sẽ khôi phục được dung môi hoàn toàn sạch có thể tiếp tục để giặt.

Cách chống mờ mặt kính

2013-12-13 19:04
    Vào mùa đông, khi đeo kính bước từ ngoài tròi vàophòng ấm, trên đôi mắt kính lập tức hình thành lớp màng mờ như màng sương. Nếu bôi lên đôi mắt kính một lớp chống mờ thì có đưa kính vào nồi hơi nước đang bay hơi mờ mịt trên đôi mắt kính cũng không hề có lớp màng sương mờ. Để hiểu rõ nguyên nhân, ta cần biết tại sao trên đôi mắt kính lại dễ tạo thành màng sương mờ.
         

    Nguyên nhân chính là bề mặt của mắt kính thuộc loại bề mặt không ưa nước, cũng như dầu và nước là hai vật liệu không thể hoà lẫn vào nhau. Trong hoá học người ta gọi đó là bề mặt có tính kỵ nước. Do đó khi hơi nước gặp bề mặt mắt kính lại sẽ ngưng lại thành các giọt nước nhỏ li ti. Các giọt nước nhỏ li ti này gặp bề mặt kỵ nước sẽ không lan toả để tạo được lớp màng nước mỏng mà vẫn giữ dạng lóp các hạt nước li ti. Trên thực tế các giọt nước nhỏ này vẫn trong suốt có tác dụng gây hiện tượng khúc xạ, phản xạ các tia sáng, làm cho các chùm tia sáng vốn song song trở thành các tia có phương hướng hỗn loạn. Cho nên khi mắt bạn như bị một lớp màng sương che chắn thì sẽ không nhìn rõ mọi vật trước mắt. Hình ảnh mọi vật trở nên mơ hồ.
 
    Nếu bề mặt các mắt kính lại có tính chất như bề mặt bằng gỗ, bằng giấy thì các giọt nước sẽ nhanh chống lan đi khắp nơi, và các giọt nước sẽ lan ra nhanh tạo thành màng nước mỏng và lúc bấy giờ qua mắt kính vẫn nhìn rõ mọi vật.
 
    Lớp chống màng mờ trên mắt kính là dung dịch nước của các chất có tính ưa nước. Có nhiều loại hợp chất có tính chất như vậy. Ví dụ dung dịch axit metyl xenluloza 0,25%, đó là hồ tổng hợp, dung dịch 0,05% polyvinylalcol (PVA) cũng có tính ưa nước mạnh. Các loại hợp chất nên thường dùng để làm phụ gia cho vật liệu quét tường. Trong phân tử các hợp chất này có nhiều nhóm có tính ưa nước, ví dụ có nhóm hydroxyl là nhóm hết sức ưa nước. Nếu bôi lên mắt kính một lóp dung dịch các hợp chất này để chống việc tạo màng mờ đã không làm ảnh hưởng đến tính trong suốt của đôi mắt kính mà lại làm cho bề mặt mắt kính từ chỗ có tính kỹnước trở thành ưa nước.                                           

Rửa rau bằng nước sạch không đủ an toàn

2013-12-04 05:56

Dùng nước sạch rửa rau quả chỉ có thể loại bỏ được một số loại vi khuẩn, các nhà khoa học khẳng định.

Mặc dù việc xối rửa rau quả dưới vòi nước có thể giúp loại bỏ rất nhiều vi khuẩn gây hại, nhưng một vài trong số những vi sinh vật này vẫn có khả năng kháng cự lại làn nước xối xả. Về cơ bản, chúng còn bám chặt hơn vào quả, theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Rau quả có thể dính mầm bệnh từ đất nhiễm độc, nước tưới tiêu, phân bón, chim thú hoang dã hoặc từ chính những người nông dân.

Các bề mặt thô nhám, giống như vỏ dưa vàng hay lá rau dền hoặc mùng tơi, cung cấp rất nhiều kẽ và ngóc ngách cho vi khuẩn ẩn náu. Cà chua có bề mặt mịn hơn mặc dù lớp vỏ vẫn chứa các lỗ nhỏ có thể trở thành nơi cư ngụ của vi khuẩn.

Bạn cần phải rửa các rau quả có bề mặt thô nhám kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên việc kỳ cọ quá mạnh tay khi rửa có thể gây bầm dập hoặc xé rách lớp bảo vệ bao phủ bên ngoài cà chua và những loại rau quả khác.

Tổn hại kiểu này có thể dẫn đến sự hư hỏng thực phẩm và tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng rau quả. Mặc dù những vi khuẩn này không có hại với người nhưng chúng khiến rau quả bị mềm đi và cung cấp thêm nơi trú ngụ cho các mầm bệnh ở người, ví dụ như vi khuẩn Salmonella, ông Niemira lý giải.

FDA không khuyến nghị mọi người rửa rau quả bằng xà phòng, các chất tẩy trắng hoặc tẩy rửa thương mại, nhưng có đề xuất một số mẹo giúp giữ thực phẩm an toàn như sau:

  • Cầm nắm rau quả nhẹ nhàng để giảm thiểu việc làm bầm dập.
  • Rửa trong nước lạnh.
  • Để thực phẩm ráo nước.
  • Bảo quản thực phẩm ở ngăn mát tủ lạnh (FDA khuyến nghị để tủ lạnh ở nhiệt độ cao nhất 4,5 độ C)
  • Loại bỏ rau quả trông có vẻ đang hoặc đã bị hư hỏng.

Làm thế nào để tranh sơn dầu hết đen?

2013-12-01 19:01

    Phòng triển lãm trưng bày nhiều bức họa vẽ cảnh tuyết bay, khoác lên vạn vật một màu trắng sống động. Nhưng sau nhiều năm, màu tuyết xỉn dần, tranh biến thành cảnh chết. Một nhà hoá học đến triển lãm, dùng bông tẩm hoá chất lau nhẹ mặt tranh. Cảnh tuyết hiện ra lung linh ngay sau đó.

    Nhà hóa học đã dùng dung dịch oxi hoá (nước oxy già – H2O2) để làm biến mất mầu đen trên bức tranh. Ông xử lý được "lỗi thời gian" này vì biết màu tuyết trắng trên bức tranh sơn dầu có thành phần là bột phấn chì (chì II oxit). Phấn chì thường là màu trắng, nhưng nó có thể tác dụng với khí hydro sunfua trong không khí tạo thành chì sunfua màu đen.

    Tuy nhiên, vì phản ứng xảy ra chậm, đồng thời, lượng khí hydro sunfua trong không khí ít, nên lượng chì sunfua tạo thành cũng không nhiều. Do vậy màu trắng trên bức họa chỉ bị sẫm màu mà không đen hẳn. Chỉ cần dùng dung dịch H202 lau qua bức tranh thì sẽ biến màu đen của chì sunfua thành phấn chì màu trắng.

    Hidro sunfua trong không khí xuất hiện khi chúng ta đốt nhiên liệu. Chẳng hạn trong than đá có từ 1-1,5 % lưu huỳnh, dầu mỏ cũng có lưu huỳnh. Khi đốt cháy nhiên liệu, lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành hydro sunfua. Chất này cũng sinh ra trong quá trình thối rữa của động vật.

Làm thế nào để phá tan sương mù?

2013-11-30 13:33

    Sương mù, thủ phạm gây ra những vụ tai nạn đường thuỷ, đường bộ và đường không.

    Người ta rắc hoặc bắn vào khói sương mù các loại hạt nặng có tính hút ẩm như muối ăn (NaCl) trộn với xi măng mịn, các chất hoạt động bề mặt, các chất tích điện...

    Những hạt nước lơ lững, dày đặc trong sương mù khi gặp "mầm kết tinh" sẽ đông tụ khiến mật độ của chúng trong không khí giảm dần và cuối cùng rơi xuống dưới dạng những hạt nước.

    Bên cạnh phương pháp hoá học, người ta còn dùng các phương pháp khác. Ở Mỹ, người ta phá sương mù bằng máy bay trực thăng. Cánh quạt của máy bay hút dòng không khí khô ở các lớp tầng cao xuống xua tan sương mù. Sân bay Orly của Pháp phá sương mù bằng luồng không khí nóng do một hệ thông tua bin đẩy ra, hướng vào đường băng.

Bảo quản trứng gà bằng parafin như thế nào?

2013-11-23 07:02

    Trứng gà là một trong những loại thực phẩm khó bảo quản lâu dài, vì mất giá trị dinh dưỡng nhanh chóng vì bị thối. Các chuyên gia Nga đã tìm ra một phương pháp mới để giữ nguyên phẩm chất của trứng trong thời gian từ 10 đến 12 tháng. Trước hết, nhúng trứng vào một bể chứa parafin. Sau đó xếp trứng vào buồng chứa ôzôn trong một thời gian nhất định. Ozôn sẽ ôxy hoá lớp parafin trên vỏ trứng, biến nó thành một màng bảo vệ có tính sát khuẩn rất cao. 

 

Trứng gà công nghiệp an toàn hơn trứng gà ta?

Items: 7 - 12 từ 43
<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm