Hiện tượng quanh ta

Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?

2013-11-19 13:56

Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. Khi vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ PH của dung dịch sữa. Tới PH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy.

Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

2013-11-19 13:46

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.

CaC2 + 2H2O   →  C2H2 + Ca(OH)2

Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết

 

Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

2013-11-19 06:34

    Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi.

    Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.

Vì sao đá hoa có nhiều màu

2013-11-17 19:48

      Đá hoa là loại vật liệu kiến trúc quý với nhiều màu như: màu trắng tinh khiết, xanh vằn đen, vằn trắng, vằn đỏ…. Đá hoa có thành phần chính là canxi cacbonat.   

     Loại canxi cacbonat tinh khiết có màu trắng. Loại đá hoa trắng hay đá bạch ngọc chính là canxi cacbonat tinh khiết.

      Canxi cacbonat khó tan trong nước, nên các công trình kiến trúc làm bằng đá hoa thường khá bền vững trước sự bào mòn của tự nhiên và thời gian. Canxi cacbonat dễ tan trong axit, nên khi canxi cacbonat gặp axit clohydric sẽ hòa tan để thoát ra các bóng khí cacbon dioxit, một lúc sau sẽ tan hết. Người ta thường dùng phương pháp này để thử đá hoa. Đá hoa trong thiên nhiên không phải canxi cacbonat tinh khiết mà có nhiều tạp chất khác nhau nên có màu sắc khác nhau. Đá hoa có nhiều loại khác nhau, màu sắc đa dạng: có loại màu hồng, có loại màu tím hoa đậu, có loại màu đen xám… Loại màu đỏ do có chứa muối coban, màu xanh do có chứa muối đồng, màu đen hoặc màu xám do có chứa sắt.

Đá hoa có bề mặt mịn, đều. Nên người ta không chỉ dùng đá hoa trong công trình kiến trúc mà còn dùng để chế tác nhiều đồ gia dụng như làm mặt bàn, trong điêu khắc và trang trí.
Bộ bàn ghế bằng đá hoa
( Lăng mộ taj mahal - công trình kiến trúc độc đáo bằng đá của Ấn Độ)
Trong thiên nhiên còn có một số loại đá vôi cũng có thành phần chính là canxi cacbonat. Tuy nhiên, đá vôi có cấu trúc thô lại giòn nên không dùng làm việc gì khác mà chỉ để nung vôi.

Vì sao những bức tranh cổ được vẽ bằng bột “trắng chì” lâu ngày bị hóa đen trong không khí?

2013-11-17 19:01
    Những bức tranh cổ này lâu ngày bị hóa đen là do muối chì tác dụng với các vết khí H2S trong khí quyển tạo thành kết tủa PbS màu đen (H2S đựợc tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành họp chất của lưu huỳnh hoặc xác động vật bị thối rửa).
  • PbCO3 + H2    PbS + CO2 + H2

  • Pb(OH)2 + H2S  PbS+ 2H2O

    Để phục hồi những bức tranh cổ này có thể sử dụng H2O2 (nước oxi già) để chuyển màu đen của PbS thành màu trắng của PbSO4.

  • PbS + H2O PbSO4 + 4H2O

Vì sao nước không cháy được? Vì sao thường dùng nước, khí cacbonic để dập tắt các đám cháy?

2013-11-17 12:14

    Trước hết ta phải hiểu sự cháy là gì? Thông thường thì sự cháy là phản ứng hóa học của các chất với oxy. Có những chất ngayở  nhiệt độ thường cũng bốc cháy khi gặp oxy. Photpho trắng là một ví dụ. Lại có những chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), hidro, lưu huỳnh, ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc oxy không hề có phản ứng, nhưng khi tăng cao nhiệt độ thì chúng sẽ bốc cháy.

     Nhìn bên ngoài thì rượu, xăng, dầu hỏa, nước đều là những chất lỏng  khá giống nhau. Thế nhưng rượu là do ba nguyên tố cacbon, hidro, oxy,còn xăng, dầu hỏa là do hai nguyên tố cacbon, hidro tạo thành. Đại bộ phận các chất chứa cacbon đều có thể cháy được. Rượu, xăng, dầu hỏa còn lại 1 nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy thành phân tử cacbonic. Còn các nguyên tử hidro lại kết hợp với oxy thành phân tử nước do đó các hợp chất nói trên đều cháy sạch.

    Đến đây chắc các bạn đều đã rõ tại sao nước không cháy. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên là do kết quả của sự cháy của nguyên tốhydro. Đã là sản phẩm của sự cháy nên đương nhiên nó không thể có khả năng lại tiếp tục kết hợp với oxy hay nói cách khác nó không thể lại cháy một lần nữa. Cùng với lý luận tương tự cacbonic là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên cacbonic không thể cháy được nữa. Do cacbon dioxyt không tiếp tục dưỡng được sự cháy lại có tỷ trọng nặng hơn không khí nên ngưòi ta dùng cacbonic để dập lửa.

    Đương nhiên cũng không ít loại vật chất không thể hóa hợp với oxy cho dù đưa nhiệt độ lên cao đến mấy đi nữa thì chúng cũng chỉ là “bạn tốt” của oxy. Các loại vật chất này là những chất không cháy được.

Items: 31 - 36 từ 70
<< 4 | 5 | 6 | 7 | 8 >>

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta