Truyện thơ hóa học
Thơ vui
2013-11-22 20:22
1/ Tình ca hóa học
Anh ngỏ ý xin em đừng phản ứng
Hãy vui lòng cho tác dụng vào tim
Anh yêu em như axit yêu kiềm
Nếu hóa trị hai ta cùng tương đối
Anh biết em trong phương trình hoá học,
Và quen em khi phản ứng cân bằng.
Từ phương trình oxi hoá Mangan,
Tình hai đứa hoà trong dung dịch.
Em chuẩn độ tình anh bằng axit
Từng giọt lắng nhỏ vào trong tim
Điểm dừng khi tình anh thay đổi
Bỏ lại em dung dịch thắm làn môi
Em là oxy rỉ sét đời anh
Đừng trách em sao tâm hồn phù thủy
Bởi hóa học biến đổi khôn lường
Tình trong em còn mãi vấn vương…
2/ (Vô đề)
Em cắm hoa tươi để cạnh bàn
Mong rằng Hóa học bớt khô khan
Em ơi! trong Hóa nhiều công thức
Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn
Kỉ niệm học trò
Có một thời ai say mê học hoá
A cộng B là phản ứng trung hoà (Axit + Bazơ)
M cộng N là phản ứng cháy nổ
Tái hợp thành Valentine đầy hoa
Xúc tác Noel, ta sẽ thấy quà
Thêm sinh nhật thì chất N vừa đủ
Nếu môi truờng ta đặt trong sở thú
A ét ca tờ, hỗn hợp mau tan (ASKT : ánh sáng khuếch tán)
Rồi một hôm ai hí hoáy lên bàn
Đố ai đó một phương trình vô định
Để người ta cứ ngồi hoài, bướng bỉnh
Tính toán nào e giảm lại e tăng
Đường tim ai xâu phản ứng lằng ngoằng
Đủ este, polime, axit
Rượu, xeton, phenol, andehyt
Để ai tìm nhăn trán, mặt đăm chiêu
Có một thời học hoá để mà yêu
Có một thời học trò để mà nhớ
Cãi, giận nhau, nhức đầu quá xá cỡ
Để cuối cùng vẫn trùng hợp, trùng ngưng.
Bài ca hóa hữu cơ
2013-11-22 20:24Rủ nhau đi học hữu cơ
Mấy năm công sức bây giờ thảnh thơi
Thuyết cấu tạo đã thuộc rồi
Đồng phân ta cứ mặc đời viết ra
Mấy loại mạch có đâu xa
Mạch nhánh, mạch thẳng, luồn qua mạch vòng
Liên kết bội phóng long nhong
Nhóm thế cũng vậy gắn trong đính ngoài
Đồng đẳng càng dễ hỡi ai
Cấu tạo ấy, -CH2- thêm vào
Phần gốc tính chất ra sao?
Xét liên kết (có) phản ứng nào xẩy ra.
Phản ứng thế thật khéo là
hv- liên kết đơn ta nói “ừ”
Đôi, ba liên kết thật hư
Tác nhân cộng chẳng chần chừ cộng ngay.
Xòe bàn tay, đếm ngón tay
Vừa thế, vừa cộng đây là gốc thơm!
Ăn quà cũng chẳng bằng cơm
Thức ăn các món phải thơm đủ đầy
Nhóm định chức thật lắm thay
-OH là rượu, -O- là ete
-COO- đúng thật este
-COOH về phe chất nào?
Axit dễ nhớ làm sao!
Nhóm –CO- lại gắn vào xeton
Đặc biệt hãy nhớ phenol
Phenyl gắn với gốc ol diệu kì
Andehit - Cacbonyl
Amin chất ấy hãy nhìn N
Nào tinh bột, nào xenlulozo
Protit, polyme, béo, glucozo, nào đường
Mấy chất này cũng nhớ luôn
Học thuộc, xem kỹ chẳng buồn lúc thi
Rủ nhau… Hữu cơ học đi
Có ôn luyện kĩ ắt là nên câu:
“Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng”.
Hidrocacbon
2013-11-22 20:31Hiđrô Cacbon no tuổi 22 nhớ nhé
Vừa có nối đơn vừa đủ Hiđrô (CH4)
Không tham gia phản ứng cộng bao giờ
Chỉ có cháy và Clo thay thế
(CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O), (CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl)
Nhiệt độ cao chúng phân thành 2 vế (CH4 → C + 2H2)
Đứng trước kiềm, axit chúng làm ngơ
Không làm nước Brôm, thuốc tím phai mờ
Bởi no đủ nên không hay hoạt động
Êtilen đứa em cùng dòng giống
Kém chị vừa 2 tuổi một nối đôi (CH2 = CH2)
Nhưng tính tình đanh đá lôi thôi
Làm thuốc tím mất màu, Brôm phai sắc (CH2 = CH2 + Br2 → Br - CH2- CH2 - Br)
Rất thích cộng và cũng hay trùng hợp
Bởi chưa no nên hoạt động hơi nhiều
Axêtilen tuổi 18 đương yêu
Bắt cá 3 tay nên không bền vững (CH ≡ CH)
Lửa yêu thương trên 3000 độ nóng
Vừa đủ Ôxi nên bị nổ tan tành (2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O) (+ 2.1320 KJ)
Làm Brôm, thuốc tím mất màu nhanh (CH ≡ CH + Br - Br → Br - CH = CH - Br)
Gặp chàng Hiđrô em quay về tính chị (C2H2 + H2 → C2H4)
Nhựa P.V.C khó gì đâu em nhỉ
Clorua vinyl trùng hợp mà nên.
Cuộc đời Nitơ
2013-11-22 20:31Em là cô gái Nitơ,
Tên thật Azốt ai ngờ làm chi.
Không mùi cũng chặng vị chi,
Sự sống không được duy trì trong em.
Chỗ em thiếu Oxizon,
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai.
Nhà em ở chu kì hai,
Có năm điện tử lớp ngoài bao che.
Mùa đông cho chí mùa hè,
Nhớ ô thứ bảy anh về thăm em.
Bình thường em ít người quen,
Người ta cứ bảo em hiền thế cơ.
Cứ như dòng họ khí trơ,
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành.
Tuổi em mười bốn xuân xanh,
Nghĩ chi tới chuyện ái ân làm gì.
Thế rồi năm tháng qua đi,
Có anh bạn nhỏ Oxi gần nhà.
Bình thường anh chăng thèm qua,
Đến khi giông tố đến nhà tìm em.
Dần lâu rồi cũng sinh quen,
Nitơ Oxit sinh liền ra ngay.
Không màu là chất khí này,
Bị oxi hoá liền ngay tức thì.
Thêm một nguyên tử oxi,
Khí màu xanh thẳm chất gì độc hơn.
Bơ vơ cuộc sống cô đơn,
Thuỷ Tề thấy vậy rước ngay về nhà.
Gọi ngay hoang tử nước ra,
Ghép luôn chồng vợ thật là thú thay.
Hờn căm khói bốc lên ngay,
Cho nên em chịu chua cay một bề.
Đêm đông gió rét, mưa về,
Oxi chẳng được gần kề bên em.
Vì chung dòng họ Á Kim,
Cho nên cô bác hai bên bực mình.
Oxi từ đó buồn tình,
Bỏ em cô độc một mình bơ vơ.
Đầu xóm có anh Hidrô,
Một hôm nào đó viết thư tỏ tình.
Phòng riêng lạnh lẽo một mình,
Nhìn gương chỉ thấy bóng mình trong gương.
Hidrô tỏ ý muốn thương,
Làm sao nỡ để đôi đường cách xa.
Sớm đào tối mận lân la,
Hidrô thường đến thăm nhà em luôn.
Thấy em vẫn tỏ ý buồn,
Rủ luôn anh Sắt cùng trường sang chơi.
Anh Sắt miệng lưỡi nhất đời,
Đến chơi hôm ấy thì trời nóng rang.
Lựa lời khuyên nhủ hỏi han,
Bảo em nên sánh cùng chàng Hidrô.
Chuyện tình hò hẹn mấy khi,
Để người nhòm ngó làm chi cho phiền.
Từ đây chồng thảo vợ hiền,
Cùng em ra đồng để lúa tốt xanh.
Đừng quên em nhé các anh,
Amoniac chính danh chất này.
Đành rằng em có mùi khai,
Làm phân bón ruộng chẳng ai phiền lòng.
Những đặc điểm chính xác
2013-11-17 19:26Người phát minh ra phương pháp lưu hóa cao su là Ch.Goodyear. Ông là người nghèo túng nhưng kiên trì theo đuổi công việc của mình.
Một hôm có một chủ xưởng máy hỏi người bạn của mình làm thế nào tìm gặp được Goodyear, người này bèn bảo:
- Anh cứ tìm người nào mặc quần cao su, áo cao su, đi giày cao su, độ mũ cao su, có một cái ví bằng cao su nhưng không có lấy một đồng xu thì... đó chính là Goodyear.”
Đơn giản là tôi ứng dụng hóa học mà thôi
2013-11-17 19:27 Năm 1943 Niels Bohr – nhà vật lý học người Đan Mạch, để thoát khỏi tay bọn Đức quốc xã, ông phải rời khỏi Copenhangen. Nhưng trong tay ông còn có hai huy chương Nobel bằng vàng của các bạn đồng nghiệp là James Franck (Mỹ) và Max Laue. (Huy chương Nobel của Bohr đã được đưa ra khỏi Đan Mạch trước đó).
Không muốn liều mang các huy chương này theo mình, nhà bác học bèn hòa tan chúng trong nước cường toan (hỗn hợp của HNO3 và HCl) vào các chai “không có gì đáng chú ý” và đặt chúng vào một xó trên sàn nhà – nơi có nhiều chai lọ bụi bặm bám đầy.
Sau chiến tranh, khi trở lại phòng thí nghiệm của mình, trước tiên Bohr tìm cái chai quý báu đó và theo yêu cầu của ông, những người cộng sự đã tách vàng ra rồi làm lại hai tấm huy chương.
Đáp lại sự cảm kích của các chủ nhân của hai tấm huy chương, Niels Bohr chỉ nói: “Đơn giản là tôi ứng dụng hóa học mà thôi”.