Thí nghiệm vui
Làm nến thơm như thế nào?
2013-11-30 13:45Chất thơm: Dùng nước hoa hay tinh dầu có thể hoà tan vào parafin khi nóng chảy.
Khi đã chuẩn bị xong parafin để làm thân cây nến có màu và có mùi thơm; bấc nến tẩm dung dịch muối vô cơ tạo màu cho ngọn lửa, ta tiến hành đổ khuôn để đúc thành cây nến.
Khuôn nến có thể dùng các ống bằng kim loại hay chất dẻo đã có sẵn hoặc gò bằng sắt tây.
Đặt bấc vào khuôn, sao cho đúng tâm rồi cố định phía dưới và phía trên. Nấu chảy parafin rồi đổ vào khuôn. Để nguội và tháo khuôn.
Parafin nóng chảy ở 50 - 550C nhưng cần đun quá nhiệt độ này. Thường đổ khuôn ở 60 - 650C. Nếu đổ khuôn ở nhiệt độ thấp hơn, parafin sẽ đông cứng nhanh và bề mặt nến không nhẵn. Ở nhiệt độ cao hơn, độ nhớt quánh của parafin thấp làm nó dễ chảy quả các khe hở của khuôn.
Có thể đúc cây nến có nhiều màu, mỗi khúc một màu hoặc có vân bằng cách đúc từng khúc hay trộn lẫn các màu.
Cũng có thể dùng một chất để vừa tạo màu cho thân cây vừa tạo màu cho ngọn lửa. Thí dụ như:
+ Nến xanh lá cây: Dùng Crom (III) oxit. Màu ngọn lửa cũng xanh lá cây do ion Cr3+. Điều chế chất này bằng cách nhiệt phân muối amoni đicromat hoặc nung nóng natri đicromat với lưu huỳnh.
+ Nến vàng: Dùng natri cromat làm màu cho thân nến. Ngọn lửa cũng vàng nhờ ion Na+.
Trong những ngày lễ lớn chúng ta được xem những màn pháo hoa rực rỡ, muôn màu. Pháo hoa cũng được chế tạo theo nguyên tắc trên.
Làm nến màu như thế nào?
2013-11-30 13:41Ngày tế (tết dương lịch và âm lịch) nếu chúng ta có hàng nến với ngọn lửa lung linh, đủ màu sắc để đón giao thừa thì hay biết mấy.
Xin mách bạn cách làm ra những cây nến màu. Thân nến màu đỏ, ngọn lửa cũng có màu đỏ. Thân nến màu xanh, ngọn lửa cũng có màu xanh,... và còn toả ra mùi thơm quyến rũ nữa.
Cách làm:
- Thân nến làm bằng parafin, có thể mua parafin tại các cửa hàng hoá chất hoặc mua loại nến rẻ tiền để lấy parafin.
- ·Chất tạo màu cho thân cây nến là những chất màu có thể tan trong parafin nóng chảy như metyl xanh (màu xanh) auramin (màu vàng), rodamin, eosin (màu đỏ),... Cũng có thể tạo mầu cho thân cây nến bằng cách đơn giản hơn là dùng phấn mầu để bôi lên cây nến.
- Bấc nến làm bằng sợi bông, sợi lanh,... không dùng sợi tổng hợp. Để bấc cháy không có tàn cần tẩm bấc bằng dung dịch natri borat hoặc natri photphat rồi phơi khô.
- Chất tạo màu cho ngọn lửa là các muối vô cơ.
Hoà tan riêng từng muối vô cơ vào nước để được dung dịch bão hoà. Tầm bấc vào dung dịch muối bão hoà rồi phơi khô.
Khi cháy ngọn lửa sẽ có màu như sau:
· KCl hay KNO3 : Màu tím (bởi K+)
· NaCl hay NaNO3 : Màu vàng (bởi Na+)
· LiCl hay LiNO3 : Đỏ thắm (bởi Li+)
· CaCl2 hay Ca(NO3)2 : Đỏ gạch (bởi Ca2+)
· BaCl2 hay Ba(NO3)2 : Xanh nõn chuối (bởi Ba2+)
· CuCl2 hay CuSO4 : Xanh da trời (bởi Cu2+)
Làm con bướm bằng muối kết tinh?
2013-11-30 13:28Uốn dây thép thành hình con bướm và quấn bông sợi quanh dây thép rồi đặt vào nước muối đậm đặc. Nước muối từ từ bay hơi và đầu các sợi bông xuất hiện các tinh thể muối. Đợi cho tinh thể muối xuất hiện ở khắp các sợi bông, ta lại chuyển sang nước muối đậm đặc khác. Sau khoảng 10 ngày ta có con bướm bằng muối kết tinh, trông rất đẹp.
Dùng muối làm kem que như thế nào?
2013-11-30 13:03Nhiệt độ của nước đá là 00C. Nếu cho muối ăn vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C. Lợi dụng tính chất này để làm kem que như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hoà tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que.
Cầu vồng trong ly nước
2013-11-18 06:31Bạn không cần phải sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau để làm các cột màu sắc sặc sỡ. Thí nghiệm này sử dụng dung dịch đường với chất màu ở những nồng độ khác nhau. Các dung dịch sẽ làm thành các lớp, từ lớp có nồng độ thấp nhất ở trên đỉnh, đến lớp có nồng độ cao nhất ở đáy ly.
Nguyên vật liệu:
- đường
- nước
- màu thực phẩm
- muỗng soup
- 5 ly thủy tinh hoặc ly nhựa trong
Cách làm:
1. Sắp xếp 5 ly thủy tinh theo trật tự. Cho 1 muỗng (15g) đường vào ly thứ 1; 2 muỗng (30g) đường vào ly thứ 2; 3 muỗng (45g) đường vào ly thứ 3; 4 muỗng (60g) đường vào ly thứ 4. Ly thứ 5 để không và không chứa gì cả.
2. Cho 3 muỗng (45ml) nước lọc vào 4 ly thủy tinh. Khuấy đều dung dịch. Nếu đường trong 4 ly khó tan, thêm 1 muỗng (15ml) nước lọc vào mỗi 4 ly.
3. Dùng phẩm màu thực phẩm, cho 2-3 giọt màu đỏ vào ly 1, màu vàng cho ly 2, màu xanh lá cây cho ly 3, xanh da trời cho ly 4. Khuấy đều dung dịch.
4. Bây giờ bắt tay vào làm cầu vồng sử dụng dung dịch ở các nồng độ khác nhau. Cho khoảng 1/4 dung dịch màu xanh da trời vào ly thứ 5.
5. Cẩn thận cho dung dịch màu xanh lá cây lên trên dung dịch màu xanh da trời. Dùng một cái muỗng đặt trên miệng ly để làm điều này, chỉ ở trên lớp dung dịch màu xanh da trời, và cho từ từ dung dịch màu xanh lá cây ở phía sau của chiếc muỗng. Nếu bạn làm đúng, bạn sẽ không làm xáo trộn lớp dung dịch màu xanh da trời một chút nào. Cho dung dịch màu xanh lá cây cho đến 1/2 ly.
6. Bây giờ thì cho dung dịch màu vàng lên trên lớp dung dịch màu xanh lá cây, sử dụng phía sau của chiếc muỗng. Cho dung dịch đến khi đầy 3/4 ly.
7. Sau cùng, cho dung dịch màu đỏ trên lớp dung dịch màu vàng. Cho dung dịch vào đến khi đầy ly.
Hướng dẫn:
1. Các dung dịch đường có thể hòa lẫn với nhau, do đó các dung dịch màu có thể trộn lẫn với nhau.
2. Nếu bạn khuấy cột cầu vồng dung dịch thì điều gì sẽ xảy ra? Bởi vì cột dung dịch này là ở các nồng độ khác nhau của cùng 1 chất (đường hoặc sucrose), việc khuấy sẽ làm dung dịch trộn lẫn với nhau. Nhưng không làm thành hỗn hợp, giống như dầu và nước.
3. Tránh dùng phẩm màu thực phẩm dạng gel. Như có thể thấy trên hình, điều này làm cho trẻ khó pha thành dung dịch.
4. Nếu đường khó tan, không thêm nước thì để hòa tan đặt dung dịch khoảng 30 giây trong lò vi sóng hoặc dùng nước ấm ngay từ đầu. Nếu dùng nước nóng để pha dung dịch, tránh để cháy nóng.
5. Nếu bạn muốn pha cột cầu vồng có thể dùng giải khát được, thay vì dùng dung dịch đường với phẩm màu thực phẩm, có thể dùng nước giải khát ít ngọt hơn hoặc dung dịch ngọt với 4 hương vị.
Bàn tay phát quang
2013-11-18 06:25Bạn có thể làm cho bàn tay mình phát sáng chỉ nhờ vào một phản ứng đơn giản: Phản ứng quang hóa
1. Mở đầu
Bạn có thể làm cho bàn tay mình phát sáng chỉ nhờ vào một phản ứng đơn giản: Phản ứng quan hóa. Phản ứng này xảy ra trực tiếp dưới tác dụng của oxy không khí. Tất nhiên, thành công của một "ảo thuật gia" còn phụ thuộc vào bạn nữa! Chúng ta cùng làm thí nghiệm này nhé
2. Dụng cụ hóa chất
- Găng tay Latex
- Chất Tetrakis(dimethylamino)ethylene
3. Quy trình tiến hành
- Điều chỉnh ánh sáng phòng thí nghiệm đủ tối để dễ quan sát hiện tượng.
- Đeo găng vào 2 bàn tay.
- Mở lọ đựng Tetrakis(dimethylamino)ethylene, đổ vài giọt lên bàn tay. Đặt lọ xuống (nhờ ai đó đóng nắp lọ) rồi xoa hai bàn tay vào nhau. Để tránh hóa chất vương vãii, để hai bàn tay lên trên bồn rửa hoặc chậu thau.
- Quan sát sự phát quang một lúc.
- Sau khi phản ứng kết thúc, tháo găng vứt đi, mở phòng thí nghiệm cho tháng khí.
4. Giải thích hiện tượng
- Tetrakis(dimethylamino)ethylene phản ứng rất dễ với oxy không khí. Phản ứng xảy ra ngay sau khi đổ vài giọt lên bàn tay.
- Phản ứng này phát quang. Một trong số các sản phẩm của phản ứng này ở trạng thái kích thích. Khi quay trở lại trạng thái bình thường, nó phát ra ánh sáng (photon). Hai thí nghiệm "ánh sáng lỏng và Phospho" cũng được giải thích dựa trên nguyên tắc này.
- Ánh sáng phát ra là hỗn hợp của nhiều màu sắc(các bước sóng khác nhau), còn gọi là quang phổ vạch (cũng giống như trong thí nghiệm những ngọn lửa nhiều màu sắc).
5. Chú ý
- Nên đeo chồng hai lần găng tay lên nhau để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Phản ứng tạo thành những hợp chất có mùi khó chịu (amin). Vì vậy nên làm thoáng phòng thí nghiệm ngay và rửa sạch găng sau khi dùng xong rồi mới bỏ đi.
- Đóng nắp bình hóa chất thật nhanh (tránh oxi phản ứng với hóa chất trong bình).