Thí nghiệm vui

Thuốc biến hình

2013-11-18 06:06

    Lấy giấy lọc tẩm dung dịch phenoltalein rồi phơi khô nó vẫn có màu trắng. Lấy giấy này cắt thành chữ hay thành hình tùy ý rồi dán lên giấy trắng. Nhúng tờ giấy này vào dung dịch kiềm loãng, chữ hay hình sẽ hiện lên bằng màu hồng rất đẹp như khi rửa ảnh vậy.

Mực bí mật

2013-11-18 06:03

    Dựa trên tính háo nước của H2SO4 để làm mực bí mật.
    Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu.
    Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là nóng, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen.
(C6H10O5)n → 6nC + 5nH2O (chất xúc tác: H2SO4 đặc)
Xenlulozơ

Chiếc cốc "Thần"

2013-11-18 05:59

    Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy.
Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, bạn cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy

Đốt cháy bằng khí cacbonic

2013-11-18 05:56

    Thật là chuyện lạ đời! Chúng ta ai cũng biết khí CO2 không duy trì sự cháy, nên được dùng làm chất chữa cháy.
    Bạn lấy cặp gắp một miếng bông giơ lên cho mọi người xem rồi cho luồng khí CO2 điều chế từ bình Kíp thổi vào miếng bông, miếng bông sẽ bùng cháy trước con mắt ngạc nhiên của mọi người.
    Cách làm và giải thích: Những miếng bông làm thí nghiệm cần được chuẩn bị trước bằng cách rắc bột natri peoxit Na2O2 khô lên. Khi thổi khí CO2 vào, Na2O2 sẽ tác dụng với CO2 theo phương trình hóa học sau:

  • 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2

    Phản ứng trên vừa tỏa nhiệt, vừa giả phóng ra O2 nên miếng bông cháy tức khắc.
Chú ý: Những miếng bông đã tẩm bột Na2O2 dùng không hết không được để dành lại trong phòng thí nghiệm vì có thể tự bốc cháy do tác dụng của khí CO2 trong không khí. Tốt hơn hết là nên đốt ngay đi

Núi lửa phun

2013-11-18 05:52

    Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kỹ và đổ vào một chút nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên một đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thực sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét.
    Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ.
    Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Phản ứng tỏa nhiệt làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài.

Tạo bọt đen

2013-11-18 05:51

Động tác
có hai cái bình 200 ml ở trên bàn .Một bình chứa 1/3 loại bột trắng ,bạn cầm bình có chứa một dịch lỏng trong suốt đổ vào bình chứa bột . Dùng một chiếc đũa quậy lên trong vài giây ( phải là đũa làm bằng khoáng chất có độ cứng 5.5 trở lên ví dụ : thuỷ tinh ) nếu được thì lấy kim cương quậy cũng được để gây ấn tượng cho khán giả , sau đó đặt bình quậy rồi lên bàn . Đặt 1 tấm bìa trắng ở phía sau bình vật liệu bắt đầu sẫm màu lại và cho khói , trong vài phút , bọt đen trồi lên khỏi miệng bình đến mấy phân
Bạn cần
khoảng 10 ml axit sulfuric đậm đặc ( H2SO4) trong bình 1 , đường cát mịn trong bình thứ 2 ; đũa thuỷ tinh

Items: 13 - 18 từ 33
<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm

Thí nghiệm vui

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ hóa học