Thí nghiệm vui
Nước Đá Có Thể "Cháy"
2013-11-17 11:34Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đã bốc cháy.
- Hoá chất: CaC2
- Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẫu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ có tác dụng với nước giải phóng khí C2H2.
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Khi C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy giống hệt nước đá cháy vậy.
Làm tuyết nhân tạo
2013-11-17 11:34Bạn có thể làm tuyết nhân tạo dùng một loại polymer phổ biến. Tuyết nhân tạo thì không độc, cảm giác lạnh khi sờ vào và trông giống như tuyết thật.
Độ khó: dễ làm
Thời gian: chỉ vài phút
Nguyên vật liệu: Natri polyacrylate
Cách làm:
- Có vài phương pháp cho việc điều chế thành phần cần thiết để sản xuất tuyết polymer nhân tạo. Bạn có thể mua tuyết nhân tạo hoặc có thể tổng hợp natri polyacrylate từ những nguồn nguyên liệu trong gia đình thường ngày. Bạn có thể tìm thấy natri polyacrylate bên trong tã lót đã qua sử dụng hoặc là vật dụng bằng pha lê trong vườn dùng giữ ẩm đất.
- Những gì cần thiết để làm tuyết nhân tạo này là bạn phải thêm nước vào natri polyarylate. Thêm 1 ít nước vào để tạo hỗn hợp gel. Thêm nhiều nước vào cho đến khi bạn có 1 lượng lớn chất ướt. Gel sẽ ko tan ra. Đó là tuyết tan.
- "Tuyết" natri polyacrylate cho ta cảm giác sờ vào thấy lạnh bởi vì nó phần lớn là nước. Nếu bạn muốn tuyết nhân tạo cảm giác lạnh giống thật hơn, bạn có thể đông lạnh tuyết.
Hướng dẫn:
- Tuyết nhân tạo thì không độc, nhất là nguồn nguyên liệu từ tã lót. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên thử ăn tuyết nhân tạo. Không độc thì không có nghĩa là tốt cho sức khỏe đâu nhé.
- Khi chơi đùa, tuyết nhân tạo cũng an toàn để ném.
- Nếu bạn muốn tuyết màu vàng (hay màu khác), bạn có thể pha màu thực phẩm vào.
- Nếu muốn tuyết khô hơn, có thể giảm lượng nước polymer hấp thụ bằng cách thêm một ít muối vào.
Làm pha lê từ tinh thể Đồng sunfat
2013-11-17 11:32Pha lê là một dạng đá chứa tinh thể. Bình thường, phải đến hàng triệu năm nước chảy, khoáng chất mới lắng đọng thành pha lê. Với cách sau bạn có thể làm được một "viên pha lê" cho riêng bạn chỉ trong vài ngày thôi. Bằng cách "nuôi" những tinh thể đồng sunfat màu xanh ngọc pha lẫn màu của sương mờ bên trong vỏ trứng
- Độ khó: trung bình.
- Vài thứ cần thiết: 1 quả trứng, nước nóng, đồng sunfat.
- Cách làm:
1. Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị một vỏ trứng. Một tí tinh thể pha lê tự nhiên tồn tại dưới hình thức một loại kháng chất. Đối với việc này thì khoáng chất là canxi cacbonat của vỏ trứng. Gõ thật cẩn thận để quả trứng nứt ra, bỏ trứng đi và giữ lại lớp vỏ. Rửa sạch vỏ trứng. Bạn nên xén thẳng nơi vết nứt để được hai nửa vỏ. Hoặc bạn cũng có thể xoay phần đầu của lớp vỏ,để có được những tinh thể pha lê hình quả bóng.
2. Trong một vật chứa khác, pha đồng sunfat với một phần tư cốc nước nóng. Số lượng đồng sunfat không cần phải chính xác. Bạn cần phải khuấy cho đến khi đồng sunfat không thể hoà tan được nữa. Nhiều hơn thế thì không tốt đâu! Sẽ còn dư lại một ít nguyên liệu rắn khi dung dịch được bão hoà.
3. Rót dung dịch đồng sunfat vào trong vỏ trứng.
4. Đặt vỏ trứng vào một nơi nào đó để nó có thể tồn tại mà không bị xáo trộn trong 2-3 ngày. Bạn cũng có thể đặt vỏ trứng vào trong một vật khác để nó không bị ngã
5. Quan sát tinh thể pha lê của bạn mỗi ngày nhé! Pha lê sẽ xuất hiện vào cuối ngày đầu tiên và sẽ trở nên "cứng cáp" hơn sau ngày thứ hai hoặc thứ ba.
6. Bạn có thể lấy dung dịch ra và để "pha lê" của bạn khô sau một vài ngày. Hoặc bạn có thể để dung dịch tự bay hơi (mất đến một hoặc hai tuần lận đó)
Những thí nghiệm hóa học hấp dẫn
2013-11-17 11:31
-
Sắp xếp những tấm giấy có chứa chất bột cam tím kì lạ, rồi dùng đũa lông gà phẩy một cái… Bùm, tất cả phát nổ trong làn khói tím và bạn sẽ trở thành một phù thủy đầy quyền năng trong mắt người khác.
-
Thực ra, bí mật nằm ở chất bột trên các tấm giấy. Đó là Nitrogen Triiodide NI3 – một hợp chất hóa học cực kỳ nhạy cảm. Do cấu tạo hình kim tự tháp với 3 nguyên tử iốt to lớn nằm gần nhau gắn với nguyên tử nitơ, chỉ cần bất cứ kích thích nhỏ nào, thậm chí là một cơn gió nhẹ - Nitrogen Triiodide sẽ phát nổ ngay lập tức.
-
Bạn có nhìn thấy dung dịch đen đầy ma thuật nhô lên và bao trọn chiếc đinh? Đó chính là hỗn hợp dầu ăn và mạt sắt trộn đều. Trong hóa học, người ta gọi nó là Ferrofluid.
-
Các hạt mạt sắt nhỏ trong dung dịch tạo nên từ trường không ổn định của dung dịch. Kết quả là nếu đặt một nam châm nhỏ dưới bề mặt như trong ảnh, dung dịch sẽ tự trồi lên, bao trọn lấy chiếc đinh như thể có ma thuật vậy.
-
Để chế tạo một quả bom bóng bay như bức ảnh, hãy bơm đầy trái bóng với hỗn hợp khí oxy và hidro theo tỉ lệ 1:2. Sau đó để “quả bom” ra ngoài trời nắng, hoặc dùng nến hơ ở dưới. Nhiệt độ sẽ xúc tác cho phản ứng giữa hai chất khí bên trong bóng xảy ra, gây ra tiếng nổ ghê gớm.
-
Diethylzinc (C2H5)2Zn là một trong những thuốc thử quan trọng trong hóa học hữu cơ. Nhưng ít ai biết chúng cũng được dùng để tạo nên những màn biểu diễn độc đáo như thế này. Ở dạng lỏng, chất này cực kì nhạy cảm và chỉ cần tiếp xúc với không khí là sẽ bốc cháy, tạo thành một chùm lửa tuyệt đẹp.
**Các thí nghiệm trên được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu với sự chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không nên tự thử nghiệm ở nhà, bạn nhé.
Cách làm quả trứng không vỏ
2013-11-17 11:30Cách làm:
-
Đặt quả trứng vào hũ chứa, tránh không để cho những quả trứng chạm nhau.
-
Cho vừa đủ giấm ăn vào hũ ngập trứng. lưu ý những bọt nhỏ li ti xuất hiện bao xung quanh quả trứng. Đậy nắp hũ chứa và cho vào tủ lạnh, để trong 24 giờ.
- Dùng muỗng lớn vớt những quả trứng ra. Hãy thực hiện cẩn thận – vì vỏ trứng đã hòa tan vào giấm nên trứng rất mỏng manh dễ vỡ.
- Cẩn thận đổ bỏ nước giấm cũ. Đặt quả trứng trở lại hũ và cho dung dịch giấm mới vào. Để hũ chứa vào tủ lạnh trong khoảng 24 giờ.
- Lấy những quả trứng ra, để ráo. Nếu trứng bị vỡ thì hãy bỏ quả trứng đó đi.
- Bạn đã có những quả trứng không vỏ, trong mờ với vỏ trứng bao bên ngoài rất mềm dẻo chứ không còn cứng như trước nữa.
-
Hướng dẫn: Khi ngâm quả trứng vào giấm ăn, vỏ trứng hòa tan vào dung dịch. Giấm ăn có chứa axit acetic có thể phá vỡ tinh thể calcium và carbonate rắn hình thành nên vỏ trứng tạo thành calcium và carbonate riêng lẻ. Các ion calcium hòa tan trong dung dịch trong khi carbonate chuyển thành carbon dioxide – chính là những bọt bong bong mà bạn đã quan sát thấy xung quanh vỏ trứng.
-
Ngoài ra, có thể dùng sodium bicarbonate cũng là một dung dịch có tính kiềm thay cho giấm ăn.
Chiếc bình phát sáng
2013-11-17 11:29- Trộn 200 gam K2SO4 với 81,5 gam Na2SO4 , đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.
- Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600oC, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1,5h). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ như “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.
- Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.
- Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó.