Tác nhân gây hại và hậu quả

Nguyên nhân và tình trạng ô nhiễm nước mặt ở nhiều nơi

2013-12-15 09:43

    Hiện nay nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Ngành nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới tiêu hoa màu và lúa chủ yếu là ở vùng đồng bằng.

    Việc sử dụng nông dược và phân bón hoá học ngày càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nước nông thôn.
    Ngành công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nguồn nước mặt cũng rất nhiều, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, giấy, dệt, bia, nhà máy nhuộm, nhà máy mì chính MIWON… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Các Khu công nghiệp lớn và các thành phố lớn đông người đã tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
    Nguồn nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh, do tăng dân số về các đô thị. Từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng của sự ô nhiễm, của các đô thị ở nước ta. Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý.

 


    Ngồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Trong việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung…
Rất nhiều cách phân loại ô nhiễm nguồn nước, hoặc dựa vào những nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. hay dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hoá học hay vật lý.


    Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm  các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, nhà máy chế biến thực phẩm…
    Nguồn ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do các chất thải, các chất hữu cơ có thể lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò mổ nhà máy chế biến thực phẩm gây ra.
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ lên men.

    Tất cả các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy bốc mùi hôi thối. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ đã thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như  Mn, Cu, Hg… là những chất độc cho thuỷ sinh vật.

    Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Nhiễm độc Chì đó là Chì được sử dụng. làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm… rất độc đối với sinh vật thủy sinh. Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm Thủy ngân do nhà máy thải ra. Sự ô nhiễm nước do phân hoá học cũng đáng lo ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
Nên chăng chúng ta cần có những tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nguồn nước mặt của chúng ta ngay từ bây giờ cũng như tương lai, hãy chung tay vi tương lai của cả cộng đồng, cho môi trường sống của chúng ta trong - xanh - sạch - đẹp.

 

Nước nhiễm asen

2013-12-15 09:36

    Asen có tên tiếng Anh là Arsenic (còn được gọi là thạch tín) là nguyên tố tự nhiên có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất. Asen được xếp vào nhóm kim loại nặng cực độc. Sử dụng lâu dài nguồn nước bị nhiễm asen để ăn uống và sinh hoạt có thể gây tác hại tới chức năng của nhiều hệ cơ quan: Thần kinh, tim mạch, tiêu hoá, sinh sản. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy Asen là chất gây ung thư da, phổi, lách và nhiều loại ung thư khác. Ngoài ra, Asen còn là tác nhân gây nên các bệnh phi ung thư như tổn thương da, một số bệnh cơ tim, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim... 

    Muốn tìm ra một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề asen, chúng ta cần hiểu rõ ràng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các báo cáo trên thế giới đã chỉ các nguyên nhân khiến nước nhiễm asen có thể từ cấu trúc địa lý tự nhiên như các khoáng vật chứa sắt và Mangan trong đất đá, than bùn hoặc bùn sét phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Một nguyên nhân khác có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp. 

    Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hóa chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước. Theo điều tra của UNICEF, asen có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước tại Việt Nam, với nồng độ khác nhau. Thạch tín từ đá tan vào các mạch nước ngầm.

 

    Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm asen. Cũng vì cấu trúc địa chất, mật độ nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn hẳn miền Nam. Vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có khu vực phía nam Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương… là những vùng nhiễm nghiêm trọng nhất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh cũng bị nhiễm asen với nồng độ cao, như Đồng Tháp, An Giang. Với điều kiện sống và thói quen sử dụng trực tiếp nước nguồn không qua xử lý, người dân sẽ đối diện với nguy cơ nhiễm độc. Khác với các chất ô nhiễm khác, asen không tạo mùi, màu, vị khác biệt trong nước, nên mức độ ô nhiễm khó bị phát hiện và vì thế mối nguy hại càng được nhân lên.

Dưới tác dụng của ánh mặt trời bầu khí quyển thay đổi như thế nào?

2013-12-09 13:41

    Chúng ta đều biết bầu khí quyển quanh Trái Đất có nhiều tầng, trong đó có tầng ozon. Trong các tầng của khí quyển giữa các tầng trên và tầng dưới có nhiệt độ khác nhau rõ rệt. Giữa các khu vực khác nhau, nhiệt độ và thành phần của khí quyển cũng khác nhau. Vì sao vậy?

    Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của các bức xạ Mặt Trời đối với bầu khí quyển quanh Trái Đất. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất một năng lượng bức xạ khổng lồ. Khi tía sáng Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển làm cho các chất khí xảy ra nhiều biến đổi vật lý và hoá học. Ví dụ với tầng khí quyển cao hơn 50 km, do chịu tác dụng chiếu xạ mãnh liệt của các tia tử ngoại, nitơ và oxy sẽ xảy ra sự phân giải khác nhau. Ở độ cao l00km trở lên, các phân tử oxy hầu hết biến thành trạng thái nguyên tử. Do hiện tượng khuếch tán, các nguyên tử oxy sẽ va chạm với các phân tử ở tầng dưới, tạo thành phân tử ozon không màu nhưng có mùi hắc. Nồng độ của ozon tuỳ theo độ cao của tầng khí quyển. Thông thường ở các lớp không khí gần mặt đất, lượng khí ozon tương đối ít. Từ 10 kmtrởlên, lượng ozon tăng dần. Ở độ cao trong vòng 20 - 25km, nồng độ ozon đạt giá trị cực đại, hình thành tầng ozon rõ rệt rồi giảm dần. Ở độ cao 60km trở lên nồng độ ozon sẽ hết sức bé. Ozon có khả năng hấp thụ lượng lớn tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Tròi, giúp cho loài ngưòi và các sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng có hại của tia tử ngoại.

    

    Có thể nói tầng ozon đã bảo vệ sự sống trên mặt đất. Theo dự tính của các nhà khoa học, khi lượng ozon giảm đi 10% thì ngưòi mắc bệnh ung thư da sẽ tăng gấp đôi.

    Tầng ozon là do phần ánh sáng tử ngoại của Mặt Trời gây nên. Chính tầng ozon lại lọc và giữ lại phần lớn tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất. Có thể nói đây là "kiệt tác" hết sức lý thú của tự nhiên. Nhưng vào năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ở bầu trời Nam Cựccólỗ thủng rất lớn trên tầng ozon, đây cũng lại là một “kiệt tác” của tia sáng Mặt Trời. Khi con người đã phát minh ra loại chất công tác tuyệt hảo cho các máy làm lạnh – hợp chất họ freon - đang rất vui mừng, thì các tia tử ngoại của ánh sáng Mặt Trời lại phân huỷ các phân tử freon vốn rất bền. Sau khi phân giải sẽ hình thành các nguyên tử clo là các sát thủ lợi hại của tầng ozon. Rất nhiều phân tử ozon sẽ bị lượng rất ít nguyên tử clo tạo phản ứng dây chuyền dồn dập biến thành phân tử oxy, vì vậy tầng ozon bị khoét thành lỗ thủng to lớn.

    Ngoài việc phá thủng tầng ozon, tia sáng Mặt Trời còn gây nhiều tác dụng khác đối với các họp chất trong khí quyển như: Tác dụng oxy hoá khử, tác dụng phân huỷ, phản ứng tạo hợp chất mới...

    Ngoài ra với tầng khí quyển trong vòng 12km trở lại thuộc tầng đối lưu, do có các loại khí gây ô nhiễm xâm nhập vào tầng khí quyển như các khí thải của các nhà máy công nghiệp, khí thải ô tô, đã xảy ra các phản ứng hoá học phức tạp do tác dụng của ánh sáng Mặt Trời. Kết quả là đã sinh ra ozon, các andehyt và axit suníuric cùng các chất có hoạt tính khác.

 

Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm sông Sài Gòn

2013-12-08 07:04
    Trái với những nhận định trước đây của cơ quan chức năng khi cho rằng nguồn thải gây ô nhiễm sông Sài Gòn do nước thải của các cơ sở sản xuất, các chuyên gia của Chính phủ Tây Ban Nha khẳng định sông Sài Gòn bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

    ​Đây cũng là kết quả nghiên cứu hơn một năm của các chuyên gia Tây Ban Nha trong dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ - dự án kiểm soát nguồn thải phân tán dọc sông Sài Gòn.

Thủ phạm chính: Nước thải sinh hoạt

    Chất lượng nước sông Sài Gòn bị suy giảm bởi rất nhiều nguồn thải như nước chảy tràn đô thị, nước thải từ các khu dân cư, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông thủy, bãi chôn lấp rác, khai khoáng và hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Minh chứng rõ cho từng nguồn thải, ông Segimon Serrat Serra, Chủ nhiệm dự án kiểm soát nguồn thải sông Sài Gòn cho biết, với nguồn thải từ bãi chôn lấp rác, hiện bãi rác Gò Cát tác động mạnh đến chất lượng nguồn nước. Bãi rác này có khu vực cách ly rất hẹp lại gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra sông là rất khó kiểm soát. Giao thông thủy cũng đang để lại những tác động nặng nề cho chất lượng nước sông bởi liên tục xảy ra các sự cố tràn dầu. Riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp do quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa tác động đáng kể cho nguồn nước.

    Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là nước thải khu vực dân cư mà cụ thể là nước thải sinh hoạt nhiễm phân và nước chảy tràn đô thị. Hiện diện tích bê tông hóa của thành phố ngày càng lớn nên lượng nước mưa không thể thẩm thấu xuống đất. Thay vào đó, lượng nước này chảy tràn kéo theo tất cả chất thải trên bề mặt đất xuống kênh rạch dẫn ra sông. Còn chất thải phát sinh từ khu vực dân cư do các bể phốt hoạt động không hiệu quả hoặc không qua các bể phốt thải hết ra sông đang khiến cho nguồn nước sông ô nhiễm khá nặng. Kết quả phân tích mẫu chất thải nước sông Sài Gòn cho thấy, nồng độ vi sinh luôn luôn ở mức cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần. Kế đến là chất COD, BOD. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả đánh giá của Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM.

Xử phạt nghiêm những vi phạm

    Để khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn, ông Tomas, đại diện Công ty IDOM, cho biết, cần phải thiết lập các trạm kiểm soát và tiêu chí về chất lượng nước sông. Muốn làm được điều này rất cần hành lang pháp lý. Quan trọng hơn cần xử lý những khu vực ô nhiễm về nước thải, rác thải, nguồn thải ô nhiễm. Cụ thể, phải xử lý triệt để những đơn vị bị phát hiện vi phạm xả thải; dự trù tài chính xây dựng hệ thống kiểm soát tiêu chí xả thải; kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố; cập nhật giấy phép xả thải kết hợp với giới hạn mới đối với các chất thải ô nhiễm đặc thù tùy theo các mục tiêu và chất lượng môi trường tiếp nhận; tuân thủ nghiêm ngặt với giấy phép xả thải. Với ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là cần trang bị kiến thức cho nông dân để tạo thói quen tốt về sử dụng hợp lý lượng phân bón, canh tác đúng cách và giảm thiểu tối đa lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

    Tương tự, với chất thải đô thị thì cần tập huấn tốt cho người dân để giúp họ chủ động sớm ngăn ngừa phát sinh chất thải. Với những chất thải phát sinh thì chủ động giảm bớt hoặc chuyển hướng các chất ô nhiễm. Cuối cùng là thu gom và xử lý các nguồn thải. Mặt khác, về phía cơ quan chức năng, nhất thiết ngay từ khi quy hoạch đô thị, xây dựng cần phải quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, diện tích trồng thảm cỏ xanh. Đồng thời, kết hợp nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề giữ gìn công trình xử lý chất thải. Với những bể phốt chứa chất thải, cần tập huấn kiến thức người dân phát huy hiệu quả bằng cách thực hiện hút bùn thường xuyên. Kinh nghiệm quản lý môi trường tốt tại Tây

 

Ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông

2013-12-08 06:56

    Phương tiện giao thông góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội, mặt khác lại gây ra những tác động xấu đến môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ của con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị. Do đó, cần có những giải pháp cấp bách, nhằm hạn chế ô nhiễm giao thông, góp phần giảm mức độ ô nhiễm không khí đô thị, gìn giữ sức khỏe cho con người. 
    Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, hydrocacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, các chỉ số ô nhiễm khói bụi đã vượt quá quy chuẩn cho phép, như hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần.


    Hoạt động giao thông chiếm tới gần 85% lượng khí cacbon monoxit có khả năng gây nhiễm độc cấp và nhiều chất độc hại khác. Trong khi đó, các nguồn thải khí gồm: hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động xây dựng, khí thải do các ngành khác và hoạt động dân sinh chỉ chiếm một tỉ lệ tương đối về khí thải gây ô nhiễm không khí khu vực nội thành. Điều này cho thấy, ô nhiễm môi trường từ phương tiện giao thông hiện nay đang là một trong những tác nhân lớn nhất, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí.
    Theo nhận định của Tổng cục Môi trường “Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay không những tác động xấu tới sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Nhiều chương trình nghiên cứu cũng đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ thuần túy do tác động của tự nhiên mà còn do tác động của con người thông qua việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải, nông nghiệp, kéo theo lượng phát thải khí nhà kính CO2 không ngừng gia tăng nhanh, góp phần gây nên biến đổi khí hậu”.

    Nhìn chung diễn biến chất lượng môi trường không khí tỷ lệ thuận với số lượng phương tiện giao thông tham gia trên đường. Để thực hiện mục tiêu: Kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, thân thiện môi trường. Cần triển khai thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

  • Tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn đã ban hành; tổ chức quản lý phát thải khí gây ô 
  • Quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải; đặc biệt quan tâm đến việc quản lý nước dằn tàu của các phương tiện vận tải biển; nước thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa.
  • Quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh chất thải do hoạt động giao thông vận tải: rác thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải, chất thải rắn trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
  • Quản lý các thành phần gây ô nhiễm khác: bụi, tiếng ồn, độ rung, … Đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát bụi PM10 và tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải tại các đô thị.
  • Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ việc quy hoạch đô thị.
  • Cần phát triển mạnh, tăng hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng (như xe buýt, xe điện ngầm, xe điện trên cao ).
  • Khuyến khích các phương tiện chạy bằng năng lượng sạch (xăng sinh học).
  • Xây dựng hệ thống quan trắc đồng bộ, kiểm tra, giám sát định kỳ việc tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải đối với các phương tiện giao thông.
  • Tăng cường năng lực quản lý môi trường cấp thành phố và cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
  • Tập trung nâng cao nhận thức về môi trường của người dân, đặc biệt đối với vấn đề ô nhiễm không khí.

Tác hại của ô nhiễm không khí

2013-12-05 17:18

    Hằng năm có khoảng 20 tỉ tấn CO2 + 1,53 triệu tấn SiO2 + Hơn 1 triệu tấn Niken + 700 triệu tấn bụi + 1,5 triệu tấn Asen + 900 tấn coban + 600.000 tấn Kẽm (Zn), hơi Thuỷ ngân (Hg), hơi Chì (Pb) và các chất độc hại khác. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOx, SO3
    Các chất ô nhiễm phát xuất từ nhiều nguồn khác khau; ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình; nhiều chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc.
=>  ảnh hưởng đến môi trường đa dạng và phong phú. Vì vậy,xử lí khí thải là điều rất cần thiết.
TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

 

1. TÁC HẠI CỦA BỤI

  • Thành phần hóa học, thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
  • Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người.
  • Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực …
  • TCVN 2005 qui định bụi tổng cộng trong không khí xung quanh  0,5 mg/m3.
  • Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: tính trõ, không có tính gây độc. Kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng (VD: 3,4-benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng gây ung thư, phần lớn bụi than có kích thước lớn hơn 5 micromet bị các dịch nhầy ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại. Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5 mm vào được phế nang.

2. TÁC HẠI CỦA SO2 VÀ NOx
    SO2, NOx là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít (HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn.
    Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.

  • SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
  • Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.
  • Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi SO2 từ 8 – 13 mg/m3.
  • Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là 50mg/m3.
  • Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3.
  • Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3.
  • Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO2, SO3, NO2 là 0,5; 0,3 và 0,085 mg/m3 (nồng độ tối đa 1 lần nhiễm).

3. TÁC HẠI CỦA  HF
    HF sinh ra do quá trình sản xuất hóa chất (HF) và là một tác nhân ô nhiễm quan trọng khi nung gạch ngói, gốm sứ.
    Không khí bị ô nhiễm bởi HF và các hợp chất fluorua gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật và sức khoẻ của người. Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluorosis trên hệ xương và răng.
4. TÁC HẠI CỦA CO

 

Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức.
5. AMONIAC (NH3)

  • NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm, đồng và các hợp kim của đồng. NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ trong khoảng từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ.
  • NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp.
  • Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3.
  • Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100 mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu qủa lâu dài.
  • Tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3 trong thời gian 30’ sẽ nguy hiểm đối với tính mạng.

6. HYDRO SUNFUA (H2S)

  • Phát hiện dễ dàng nhờ vào mùi đặc trưng.
  • Xâm nhập vào cơ thể qua phổi, H2S bị oxy hoá => sunfat, các hợp chất có độc tính thấp. Không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu.
  • Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hô hấp.
  • Hít thở lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… gây thiếu oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt.
  • Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực.
  • Sunfua được tạo thành xâm nhập hệ tuần hoàn tác động đến các vùng cảm giác – mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh.
  • Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản mãn tính…

7. TÁC HẠI CỦA  HYDROCACBON

  • Hơi dầu có chứa các chất hydrocacbon nhẹ như metan, propan, butan, sunfua hydro.
  • Giới hạn nhiễm độc của các khí như sau:

Metan                  60-95 %
Propan                  10 %
Butan                   30 %
Sulfua hydro            10 ppm

  • Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam năm 1977 qui định tại nơi lao động: dầu xăng nhiên liệu là 100mg/m3, dầu hỏa là 300mg/m3. TCVN 5938-2005 qui định nồng độ xăng dầu trong không khí xung quanh tối đa trong 1 giờ là 5mg/m3.
  • Nồng độ hơi xăng, dầu từ 45% (thể tích) trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy. Triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi.4
  • Dầu xăng ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, ở nồng độ trên 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong.
  • Người nhạy cảm xăng dầu: tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da).
  • Các hydrocacbon mạch thẳng như dung môi naphta; các hydrocacbon mạch vòng như cyclohexan; các hydrocacbon mạch vòng thơm như benzen, toluen, xylen; các dẫn xuất của hydrocacbon như cyclohexanol, butanol, axeton, etyl acetat, butyl acetat, metyletyl xeton (MEK) và các dẫn xuất halogen.
  • Các hợp chất hữu cơ bay hơi (THC): Dưới ánh sáng mặt trời, các THC với NOx tạo thành ozon hoặc những chất oxy hóa mạnh khác. Các chất này có hại tới sức khỏe (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và vật liệu.

8. TÁC HẠI CỦA FORMALDEHYDE

  • Formaldehyde với nồng độ thấp kích thích da, mắt, đường hô hấp, ở liều cao có tác động toàn thân, gây ngủ
  • Nhiễm theo đường tiêu hoá với liều lượng cao hơn 200mg/ngày sẽ gây nôn, choáng váng.
  • Người bị nhiễm độc mãn tính có tổn thương rất đặc trưng ở móng tay: móng tay màu nâu, mềm ra, dễ gẫy, viêm nhiễm ở xung quanh móng rồi mưng mủ.
  • Nồng độ tối đa cho phép của hơi formaldehyde trong không khí là 0,012mg/m3 (TCVN 5938-1995), trong khí thải là 6 mg/m3.
  • Tổ chức Y tế Thế giới: nồng độ giới hạn formandehyde là 100 mg/m3 trong không khí với thời gian trung bình 30phút.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm

Tác nhân gây hại

 

Biện pháp cải tạo