Hiện tượng quanh ta

Vì sao khi cọ xát diêm bị cháy?

2013-12-13 23:11

            Trên que diêm toàn là các thứ dễ cháy: trên đầu là diantimomtrisunfua ( Sb2S3) và kaliclorat( KCIO3) thân que diêm được làm từ gỗ bạch dương hoặc gỗ tùng, hai mặt bên của vỏ bao diêm có quét một lớp phốt pho đỏ.

                   

          Khi bạn cọ sát đầu que diêm vào lớp phốtpho đỏ trên vỏ bao diêm, phôtpho đỏ bị ma sát sẽ tăng nhiệt độ và bốc lửa: Kali clorát trên đầu que diêm bị nóng sẽ giả phóng ra oxy đồng thời giải phóng nhiệt, nhanh chóng đua đến việc đốt cháy diantimom trisunfua. Vì vậy que diêm sẽ xoẹt một tiềng và lưỡi lửa sẽ bùng lên. Vì que diêm bị cháy quá nhanh, nên bạn khó nhận biết rõ được các biến hóa xảy ra.

            Để dễ cháy hơn người ta tẩm thân que diêm bằng hỗn hợp paraphin và colofan, nên khi que diêm gặp lửa sẽ bắt lửa ngay và nhanh chóng cháy hết từ đầu đến cuối.

        Khi đã có diêm thì người ta dễ dàng lấy được lửa khi cần thiết, chỉ cần xát mạnh là được. Hơn 100 năm trước người ta còn chưa biết diêm là gì?

        Vào thời đó muốn lấy lửa thật phiền phức. Người ta phải dùng dao lửa đập mạnh vào đá cứng ( cũng gọi là đá lửa chính là một loại thạch anh đặc biệt gọi là silex, “ đá lửa” N.D) làm bắn ra các tia lửa, lại phải dùng bùi nhùi làm chất nhân lửa, khi bùi nhùi nhận được tia lửa thì sẽ cháy ngún. Nếu bùi nhùi không nhận được tia lửa thì phải đánh lại lần nữa. Dùng cách lấy lửa kiểu này phải hết sức kiên trì, có lúc phải lặp đi lặp lại 7-8 lần mới nhận được lửa.

            Vào thời  Trung cổ các binh sĩ đi đánh trận cũng phải mang theo đá đánh lửa. Khi bắn họ phải dùng đá đánh lửa “ chát,chát” để đốt mồi lửa, có khi phải đến một hai phút mới có thể bắn một phát đạn hay một phát pháo. Nhiều khi, trong lúc binh sĩ ttạp trung tinh thần để đánh lửa thì kẻ địch đã tiến đến trứoc mặt. Khi đi săn, các con thú nghe tiếng đánh lửa “chát chát” đã nhanh chóng bỏ đi mất.

            Mãi đến năm 1834 trên thế giới mới xuất hiện que diêm đầu tiên. Que diêm thời đó khác xa với que diêm thời nay. Đầu que diêm lúc đó mang chất phát hoả là phốtpho vàng. Phốtpho vàng là một chất hết sức dễ bốc cháy. Loại  diêm phốt pho vàng này chỉ hơi nóng một chut là bốc cháy.Khi mang theo loại diêm này có lúc tự nhiên bốc cháy, gây nên hỏa tai. Loại diêm này đương nhiên là rất nguy hiểm khi sử dụng. Hơn nữa phôtpho vàn rất độc. Công nhân sản xuất loại diêm này rất dễ bị ngộ độc.

            Sau này người ta dùng hỗn hợp của lưu huỳnh và phốtphotheo thành phần; 3 phần lưu huỳnh 4 phần phốtpho để làm chất bốc lửa cho diêm. Đây là loại diêm ma sát. Loại diêm này tuy không độc nhưng khá dễ bắt lửa, chỉ cần xát lên tường, thậm chí chà xát nên quần áo cũng đủ làm nó bốc cháy. Dùng loại diêm này đương nhiên cũng khá nguy hiểm.

            Mãi đến hơn 100 năm trước người ta mới chế tạo được diêm an toàn, đó cũng là laọi diêm mà ngày nay chúng ta đang dùng. Sở dĩ loại diêm này được gắn thêm hai chữ an toàn vì với nó chỉ cọ xát thì khhông bốc cháy được. Muốn diêm an toàn bốc cháy ta phải xát đầu que diêm vào lớp vỏ bao diêm có quét lớp phôtpho đỏ. Với loại diêm này trừ khi bỏ nó lên lò, còn vô luận như thế nào cũng không làm nó cháy được, so với loại diêm phôtpho vàng thời cổ hoặc laọi diêm ma sát thì diêm này hiểm nhiên là an toàn.

Có thể biến đất bùn thành đá quý được không?

2013-12-13 23:03

            Khi đánh giá độ tốt xấu của đồng hồ đeo tay, người ta hay hỏi đồng hồ có “ số chân kính nhiều hay ít” Đồng hồ có 17 chân kính, 24 chân kính, 23 chân kính.v.v….số chân kính càng nhiều, đồng hồ càng bền.

            Vì sao đồng hồ đeo tay lại cần nhiều chân kính như vậy? Vì điều đó cần thiết cho đồng hồ chạy được chính xác. Chính xác đó là yêu cầu quan trọng nhất của đồng hồ đeo tay. Trong đồng hồ đeo tay có rất nhiều bánh răng, luôn chuyển động không ngừng, không ngừng làm việc, chúng rất tinh xảo và cần các ô trục chịu được mài mòn. Bởi vì chỉ cần ổ trục hơi bị mòn là đồng hồ sẽ không chính xác.Người ta thường dùng ngọc đỏ, ngọc lam là loại đứng đầu để làm ổ trục. Đồng hồ có bao nhiêu chân kính tuác là có bấy nhiêu đá quý để làm ổ trục.

        Ngọc đỏ và ngọc lam là những tinh thể sáng lấp lánh, độ cứng của chúng chỉ đứng sau kim cương. Thế thành phần hoá học của chúng là gì? Nói ra chác bạn sẽ lấy làm lạ : thành phần của chúng giống như đất bùn, chủ yếu là nhóm oxyt! chỉ có điều đó là nhôm oxyt rất tinh khiết, còn đất bùn thì ngoài nhôm oxyt còn có nhiều hợp chất khác nữa.

        Nếu bạn muốn tìm mấy viên đá quý trong tự nhiên, thật không dễ  dàng gì, cũng giống như mò kim đáy bể!

        Dù rằng loại ngọc quý giá cùng với đất bùn thông thuờng là họ hàng một nhà, thế liệu người ta có thể dùng đất bùn để chế tạo đá quý được không?

        Có thể!   Loại đá quý trong đồng hồ đeo tay của bạn chính là được chế tạo trong các nhà máy sản xuất đá quý. Từ đất bùn người ta thu được nhôm oxyt tinh khiết màu trắng, đặt vào lò đặc biệt nhiệt độ cao để kéo đơn tinh thể, dùng ngọn lửa oxy hoá để gia nhiệt làm cho bột nhôm oxyt nóng chảy, chảy lên đầu trục chịu nhiệt, dần dần tích tuh thành hình chuỳ, cuối cùng kết tinh thành nhôm oxyt rất cứng, đó là đá quý nhân tạo.

           Đá quý nhân tạo vốn là những tinh thể trông suốt, không màu. Nếu người ta cho vào bột nhôm oxyt một ít hợp chất các kim loại khác, sẽ có các loại đá quý muôn hồng nghìn tia; ví du như thêm một ít hợp chất crom, ta sẽ có ngọc màu đỏ, nếu cho thêm ít sắt  oxyt và titan oxyt ta có ngọc màu lam, thêm ít niken oxyt ta sẽ có ngọc màu vàng.

            Cũng như ngọc thiên nhiên, ngọc nhân tạo chịu được mài mòn, sáng loé mắt. Vì ở đá quý nhân tạo người ta có thể chọn loại nguyên liệu tinh khiết gia côngtinh tế, có thể chế tạo đượcloại đá không có bóng khí, không có tạp chất, không có tì vết, và tinh thể to, so với ngọc thiên nhiên còn quý hơn. Điều đáng quý là đá quý nhân tạo có thể sản xuất với một lượng lớn, và giá thành hạ, có thể thoả mãn được nhu cầu của sản xuất công nghiệp.

Hiện tại ở Trung Quốc  người ta đã sản xuất được một lượng lớn đá qúy nhân tạo. Trừ việc  sử dụng trong đồng hồ đeo tay, các loại đồng hồ đo điện, các máy đo tự động đều cần ổ trục. Các lưỡi dao trong các loại cân chinh xác, kim máy quay đĩa .v v. . đều cần đá quý nhân tạo. Quả tim của máy phát tia lađeùng ngọc đỏ, chất công tác cũng là ngọc đỏ. Phạm vi sử dụng các máy phát tia lade rất rộng rãi, người ta dùng tia lade để gia công kim cương và các chất siêu cứng khác. Ngày nay ở Trung Quốc, trong nhà máy sản xuất đồng hồ đeo tay, người ta dùng tia lade để khoan các loai  đá quý nhân tạo để chế tạo ổ trục. Trong quốc phòng người ta dùng tia lade trong thông tin, trong đo lường, trong y học người ta còn dùng tia lade để dán võng mạc bị bong

Liệu có thể từ đá kéo thành sợi dệt được không?

2013-12-13 23:01

         Từ xưa đến nay, nguyên liệu làm sợi dệt đều từ các loại sợi thực vật như sợi bông, sợi gai để dệt vải và các loại hàng dệt khác.Một loại hàng dệt khác dệt từ loong động vật, như lông cừu có thể dệt nên các quần áo ấm và đep. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật người ta đã chế tạo ra các vật liệu sợi nhân tạo, đặc biệt trong những năm gần đây người ta đã chế tạo được các vật liệu sợi khác không phải từ thực vật cũng không phải từ động vật mà từ các vật liệu vô cơ, từ các loại đất đá.

        Từ đất đá người ta kéo ra sợi thuỷ tinh, dệt thành vải, gọi là vải thuỷ tinh. Vải thuỷ tinh chịu được nhiệt độ cao, chịu ẩm, chịu được mài mòn và nhiều đặc tính khác. Loại vải này càng ngày càng được dùng nhiều trong các nghành hóa, hàng không, luyện kim, cao su, cơ khí, kiến trúc, công nghiệp nhẹ, thay thế các loại vải, lụa, len, dạ vẫn dùng. Thế tại sao từ đất đá cứng lại có thể kéo thành sợi dệt? Đó là điều hết sức lý thú.

        Chúng ta đều biết. muốn dệt vải trứớc hết phải từ bông xe thành sợi, sau đó đan sợi ngang sợi dọc mà dệt thành vải.

        Chúng ta đã biết , từ đá có thể chế tạo được thuỷ tinh. Có thể nói từ đá kéo thành sợi dệt có nguồn gốc lý luận giống như từ đá chế tạo ra thuỷ tinh! Muốn từ đá dệt thành vải trước hết ta phải cho cát, đá vôi nghiền nhỏ rồi nạp vào lò, sau đó thêm kiềm cacbonat nung chúng ở nhiệt độ cao để chúng biến thành trạng thái lỏng, kéo thành sợi thuỷ tinh, rồi lại xe sợi rồi dệt thành vải.

        Thuỷ tinh rất cứng lại dòn, nhưng khi kéo thuỷ tinh thành sợi thì sợi thuỷ tinh trở  nên bền dẻo. Sợi thuỷ tinh càng nhỏ thì độ xoắn, lực kéo càng lớn. Trong khoa học kỹ thuật  hiện đại người ta không chỉ dùng sợi thuỷ tinh để dệt thành vải mà còn  dùng để tăng độ bền của đồ vật bằng thuỷ tinh và chất dẻo giống như vai trò củacốt thép trong bê tông. Ngày nay sợi thuỷ tinh đã được dùng trong ngành kỹ thuật thông tin tối tân- là cáp thông tin sợi quang. Đó là loại “ ống sợi thuỷ tình” do hàng nghìn sợi thuỷ tính kết thành bó, mỗi sợi thuỷ tính chỉ có đường kính khoảng 1/1000 milimet, có thể phản xạ ánh sáng và ánh sáng sẽ  truyền theo ống sợi. Đặt vào máy ảnh có thể chụp ảnh qua đường cong.

Vì sao hoá chất làm dược liệu lại hay đựng trong bình màu nâu?

2013-12-13 22:57

            Ánh sáng chói chang đã gây bao sự việc: Làm bay hơi hàng  vạn  tấn nước, làm tan băng tuyết, làm tăng nhiệt độ không khí và gây ra gió…

            Ánh sáng mặt trời cũng thúc đẩy nhiều phản ứng hoá học trong các chất. Dưới ánh sáng mặt trời, vải bị bạc màu (phản ứng oxy hoá ); làm đen phim ảnh ( phản ứng phân huỷ) chất diêp lục hấp thụ cacbon dioxytbieens thành glucozơ ( phản ứng quang hợp) phôt pho trắng biến thành phốt pho đỏ( thay đổi cấu trúc)….đến khi mặt trời lặn về phía tây, mà đêm buông xuống các phản ứng kể trên sẽ dừng lại. Đương nhiên là ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng hoá học. Ví ánh sáng là một dạng năng lượng có thể kích thích các phân tử vật chất làm phát sinh các phản ứng hoá học.Einsteni từng nói “ Một quang tử có thể làm cho một phân tử tiến hành phản ứng”  nhiều phản ứng hoá học gắn liền với ánh sáng. Nên nhiều khi người ta phải tránh việc chiếu sáng trực tiếp bởi vì việc đó làm nhiều chất phân huỷ. Ví dụ với phim ảnh ( chưa chụp) người ta phải gói trong giấy đen để tránh ánh sáng trực tiếp.

        Trong phòng thí nghiệm, hoa chất, dược liệu được chứa trong bình đựng màu nâu, màu xanh hoặc màu xanh sẫm cũng là với lý do đó. Nhờ thuỷ tinh màu làm yếu ánh sáng nên các hoá chất làm dược liệu không bị biến chất, thời hạn bảo quản được kéo dài.

Vì sao mực xanh đen khi viết lại biến thành màu đen?

2013-12-13 22:33

            Nếu bạn dùng loại mực xanh đen để ghi nhật ký ắt bạn sẽ thấy, trong nhật ký hôm nay bạn vừa viết thì chữ có màu xanh, nhưng các trang viết ngày hôm trứoc chưc viết lại có nàu đen, vì sao vậy?

                          

            Đó là kết quả của một loại biến đổi hoá học. Thành phần chủ yếu của mực xanh đen là sắt ( II) tanat. Sắt (II) tanat vốn không có màu xanh, cũng không có màu đen mà là màu lục nhạt. Khi viết chữ với loại mực này tất nhiên chữ sẽ không rõ nét lắm, vì vậy người ta đã thêm vào mực một loại thuốc nhuộm màu xanh. Đó chính là mực xanh đen.

           Khi viết loại mực xanh đen lên giấy  sắt (II) tanat trong mực sẽ bị oxy của không khí oxy hoá thành sắt (III) tanat. Sắt (III) tanat là chất kết tủa có màu đen, nên các chữ đã viết màu hôm qua nhuộm màu đen.

            Chắc bạn có thể có thói quen sau đây: cho bút máy vào bình mực hut mực xong rồi bỏ đi và quên đi một việc quan trọng là đóng kín nắp bình. Làm như vậy có hai điều hại: một là nước trong mực sẽ bị bay hơi, mực sẽ ngày càng cạn dần. hai là sắt(II) tanat trong mực tiếp xúc với không khí và sẽ biến thành sắt (III) tanat làm xuất hiện kết tủa. Kết quả là mực có cặn, làm tắc mực ở bút máy, bút máy sẽ bị “bệnh”

            Bạn có hay quên để mgỏ bình mực không? Nếu có bạn hãy nhanh chóng thay đổi thói quen đó.

Vì sao đồ dùng bằng thiếc lại không chịu được lạnh?

2013-12-13 22:28

           Người bị lạnh cóng, tay chân sẽ bị nứt nẻ.Thiếc bị qua lạnhcủng sẽ bị “nứt nẻ”  Khi ngiêm trọng có thể bị nát vụn.

          Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ XIX đã xảy ra sự kiện sau đây:

            Có một năm ở Peterburg, thời tiết bỗng nhiên rét rất sớm, quân đội nga đều được phát trang bị mùa đông. Có điều lạ là trên các bộ quần áo đều không có cúc. Một bộ, hai bộ bị mất cúc lag chuyện thường tình, thế nhưng toàn bộ số quần áo lại không được đính cúc thì đó không phải là chuyện tình cờ. Nga Hoàng biết sự việc đó đã nổi trận nôi đình ra lệnh hỏi tội viên quan coi việc trang bị quân phục. VỊ đại thần đề nghị Nga Hoàngcho ông điều tra sự việc.Nga Hoàng đồng ý.

            Vị đại thần này đến kho, ra lệnh xem mấy bộ quân phục.Quân phục được mang đến, xem ra đều không có cúc, nhưng ở chỗ đính cúc còn để lại nhiều bột màu xám. Ông liền hỏi cấp dưới để tìm hiểu xem các bộ quàn áo được đính loại cuc gì, thuộc hạ trả lời là đính loại cúc bằng thiếc, lúc bấy giờ vấn đề vẫn còn chưa được giải quyết.

            Sự việc đó đã đến tai một nhà khoa học, nhà khoa học này đến trước vị đại thần đang buồn rầu và ông ta đã gói lấy đám bột màu xám này đến cho Nga Hoàng xem. Ông tình nguyện  chứng minh là các bộ quần áo vốn đã có cúc.Vị  đại thần bán tín, bán nghi làm theo lời nhà khoa học, ông lo sợ đến trước Nga Hoàng.

            Nga Hoàng không tin khi nghe vị đại thần thuật lại.Nhà khoa học tình nguyện chứng minh lời nói của vị đại thần và cho rằng thiếc chế tạo cúc bị “ bệnh” chính là nguyên nhân của sự việc. Nga Hoàng muốn nhà khoa học thí nghiệm. Nhà khoa học đề nghị cấp cho ông một ít thiếc.Nga Hoàng cấp cho ông một cái chậu bằng thiếc.Nhà khoa học đem cái chậu thiếc đặt trên một bệ đá ở trước sân rồng.

            Sau mấy ngày, nhà khoa học mời Nga Hoàng và vị đại thần đến bên bệ đá.Nhà khoa học đề nghị Nga Hoàng cầm lấy chậu thiếc, không ngờ khi Nga Hoàng chạm tây vào chậu, chậu bị nát vun. Bấy giò Nga Hoàng mới biết nguyên nhân làm cho thiếc bị nát vụn.

Thế thì tại sao thiếc lại bị nát vun như vậy? Nguyên nhân là thiếc không chịu được nhiệt độ thấp, khi gặp nhiệt độ thấp kết cấu thinh thể của thiếc bị thay đổi, không giữ được trạng thái khối mà biến thành bột vụn. Có người gọi loại biến hoá này của thiếc là “ bệnh thiếc”.

           Vì sao lại  xảy ra “bệnh thiếc”?

           Nếu bạn cầm mảnh thiếc bẻ gập lại, bạn sẽ nghe thấy có tiếng kêu, đó là do các nhóm tinh thể thiếc cọ xát với nhau mà có.

           Thiếc có hai loại tinh thể: ở trên 13,2 0c thì thiếc là thiếc trắng thường, khi ở dưới 13,2 0c thiếc sẽ biến thành bột thiếc màu xám. Bột thiếc và thiếc trằnglà hai dạng thiếc. Một cái bình rượu bằng thiếcmà biến thành thiếc xámthì sẽ khong còn là bình rượu nữa mà chỉ là nhóm bột thiếc.

            Ở nhiệt độ dưới 13,2 0c nhưng chưa quá lạnh, thì sự biến đổi này quá chậm, nên các đồ dùng bằng thiếc để ở trong nhà không hề biến thành bột thiếc. Thế nhưng ở nhiệt độ càng thấp thì loại biến đổi này càng nhanh. Ở nhiệt độ -480C tốc độ chuyển biến này là cao nhất, một khối thiếc trắng nhanh chóng biến thành đám bột xam.

            Ở Peterburgvaof mùa đông nhiệt đọ rất thấp nên đương nhiên thiếc sẽ biến thành bột thiếc.

            Vào năm 1912, một đội thám hiểm quốc tế đi đến Nam cực, hộ dùng các can bằng thiếc đựng dầu hoả. Dưới nhiệt đọ lạnh ở Nam cực, can thiếc đều biến thành bột thiếc, dầu hoả bị cháy mất hết làm cho đoàn thám hiểm bị hy sinh ở Nam cực.

            Nếu để thiếc thường gần “ thiếc bị bệnh” bệnh thiếc sẽ bị lây. Ở viện bảo tàng chúng ta có thể thấy các đồ dùng bằng thiếc có nhiều vân xám đó chính là thiếc “bị bệnh” và là bột thiếc.

Items: 1 - 6 từ 70
1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta