Mẹo vặt cuộc sống

Những thói quen tưởng tốt nhưng hại sức khỏe

2013-12-17 18:19
1. Vệ sinh thường xuyên bằng hóa chất tẩy rửa
    Bạn có thói quen cọ rửa sàn nhà, lau dọn đồ đạc mỗi ngày bằng hóa chất tẩy rửa, điều này không tốt cho sức khỏe của bạn lâu dài. Các hóa chất vệ sinh nhà tắm, nhà bếp... thường có chứa nhiều chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite, rất hại nếu sử dụng thường xuyên với hàm lượng cao. Bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa nhẹ hơn, ít tác dụng như washing soda, chanh hoặc giấm để thay thế.
    Nếu bạn có thói quen rửa tay xà phòng, gel khô bất kỳ lúc nào khi tiếp xúc với bất kỳ vật gì, bạn cũng nên hạn chế. Trừ khi bạn đang làm việc trong môi trường đặc biệt đòi hỏi sự tiệt trùng cao như bệnh viện, phòng nghiên cứu... Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất khử trùng chứa triclosan có thể thúc đẩy vi khuẩn và kháng thuốc kháng sinh.
2. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
    Đây có vẻ là thói quen tốt để giữ răng khỏe mạnh, nhưng thực ra không phải vậy. Ngay sau khi bạn ăn, axit sẽ ngấm vào lớp men răng. Việc chải răng sai thời điểm (đặc biệt là trong vòng 20 phút sau bữa ăn) sẽ đẩy axit thấm sâu hơn vào răng, làm mòn men và ngà răng nhanh hơn so với quá trình tự nhiên.
    Để lấy thức ăn dính lại trên răng, bạn chỉ nên súc miệng với nước, dùng chỉ nha khoa và đánh răng vào buổi sáng, ban đêm. Khi dùng bàn chải, nên đánh theo chuyển động tròn, điều này sẽ loại bỏ các vi khuẩn có hại giữa nướu và răng. Đánh qua lại lên xuống có thể để lại các vi khuẩn có hại, gây bệnh nướu răng.
Những thói quen tưởng tốt nhưng hại sức khỏe
Những thói quen tưởng tốt nhưng hại sức khỏe
3. Nhịn đói để ăn bữa sau ngon hơn
    Phụ nữ có thói quen bỏ bữa để giảm béo, tiết kiệm chi phí hoặc để có cảm giác ngon miệng trong bữa ăn sau. Đây không phải là vấn đề lớn miễn là bạn biết cách phân bổ năng lượng một cách hợp lý. Nếu không ăn sáng hoặc ăn trưa, bạn bị cảm giác thèm ăn, dẫn tới hiện tượng ăn quá nhiều sau đó. Một cách giải quyết thông minh hơn là dùng đồ ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng và chia thành những bữa nhỏ.
    Khi không ăn sáng, cơ thể bạn sẽ huy động toàn bộ chất dự trữ từ hôm trước dẫn tới mệt mỏi, dạ dày thêm rỗng, dịch vị được tiết ra không được trung hoà nên hay gây viêm loét.
4. Chỉ uống nước đóng chai
    Bạn nghĩ rằng đây là cách dùng nước an toàn nhất, nhưng không hoàn toàn như vậy. Nước đóng chai không chứa florua, dẫn tới việc thiếu hụt fluoride, khiến bạn bị sâu răng. Chưa kể đến việc, có thể những chai đựng nước không được tái chế, sử dụng lại nhiều lần không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
5. Bổ sung thuốc dinh dưỡng
    Nhiều người thấy cơ thể mệt mỏi và dùng các thuốc bổ sung dinh dưỡng mà không thực sự hiểu về tác dụng của nó. Ví dụ Vitamin A liều cao gây độc cho thai nhi, vitamin C dùng với số lượng lớn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, phản ứng với thuốc chống đái tháo đường, còn dùng quá nhiều vitamin B6 gây tổn thương thần kinh... Thay vì uống thuốc bổ vô độ, bạn nên ăn nhiều thức phẩm có chứa các chất dinh dưỡng tự nhiên.

Vì sao khi nấu đậu xanh trong nồi gang lại bị đen?

2013-12-13 22:52

            Nếu cho đậu xanh vào nấu trong nôig gang sẽ bị đen; nếu dùng dao sắc cắt lê táo, bề mặt lê, táo sẽ bị đen.

     Trong tế bào của đậu xanh, lê, táo cùng nhiều loại trái cây đều có chứa tanin. Tanin có thể tác dụng với sắt để tạo thành sắt (III) tanat. Đậu xanh nấu trong nồi gang cũng có thể tạo thành nhiều sắt (III) tanatcos màu đen. Tanin còn có tên khác là axit tanic. Trong tự nhiên có nhiều tanin, trong nhiều loại vỏ cây nhiều tanin. Ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc có rất nhiều cây ngũ bội tử, trên cây ngũ bội tử có mọc ra các u ngũ bội tử chứa nhiều tanin.

         Thường thường tanin có vị khó chịu. Vị chát của nhiều loại quả có liên quan chặt chẽ với tanin. Ví dụ như trong tế bào của quả hồng có rất nhiều tanin. Khi ta ăn hồng làm vỡ màng tế bào, tanin có trong tế bào sẽ thoát ra làm cho lưỡi cảm thấy có vị chát. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng dễ tan trong nước. Thông thường quả hồng mua ở thị trường người ta phải ngâm vào nứoc vôi bão hoà, hoặc xoa vỏ ngoài bằng vôi bột, vôi sẽ làm cho tanin đóng rắn và chở nên không tan trong nước. Nhờ vậy tanin sẽ không tạo nên vị chát ở đầu lưỡi khi ăn hồng. Khi tăng nhiệt độ cũng làm cho taninđóng rắn và vì vậy có người lại thích ngâm hồng vào nước nóng, một là để khỏi chát, hai là để diệt vi khuẩn.

           Có lúc dù bạn không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo ,hồng trên bề mặt vẫn có vân đen. Đó là do kết qủ của nhiều biến đổi hoá học; vì trong tanincó chứa nhiều gốc phenol, các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng , rất dễ bị oxy của khong khí oxy hoá biến thành các oxyt cómàu đen. Vì vậy tanin thường phải được bảo quản trong các bình chứa kín, sẫm màu. Đương nhiên không thể  đựng tanỉntong các đồ chứa bằng sắt.

        Trong công nghiệp phần lớn tanin được sử dụng để thuộc da hoặc chế mực xanh đen. Tanin có thể làm cho các proteinbị đóng rằn. Người ta đem da lợn, da trâu , bò sống xử lý với tanin, tanin sẽ làm các proteỉntong da sống đóng rắn. Nhờ vậy mà da sống vốn dễ bị thối hỏng, qua sử lý trở nên sáng đệp, sạch sẽ, mềm dai có theer dùng đống giày da. Loại xử lý này được gọi là “ công đoạn thuộc da” .

Vì sao dùng loại mực đen viết chữ lại khó phai màu?

2013-12-13 22:45

            Khi tầu hoả đầu máy hơi nước chạy qua và kéo còi, từ ống khói làm rơi xuống mình bạn một đám muội than. Từ các ống khói của các nhà máy không ngừng phun lên đám khói đen dày đặc. Đám khói đen này cũng chính là muội than ( còn gọi là mồ hóng). Không biết bạn có tin không, chính loại mực nho mà bạn dùng bút lông để viết cũng được chế tạo từ muội than.

            Thành phần hoá học của muội than chính là cacbon trên thế giới không ít nhà máy dùng các hợp chất chứa cacbonnhư khí thiên nhiên 9 thành phần chủ yếu là mêtan) để chế tạo muội than.

            Mực nho được chế tạo từ muội than rất min trộn với dung dịch chất keo mà tạo thành. Khi bạn dùng bút lông tẩm mực nho và viết lên giấy, một lúc sau, nước bay hơi hết, sẽ để lại chất keo có trộn lẫn muội than min trên giấy. Vì tính chất hóa học của cacbon rất bền nên đến nay vẫn chưa có một chất tẩy trắng nào có thể tẩy trắng được cacbon. Nếu dùng mực nho để viết chữ, vẽ thì rất khó bị mất màu. Rất nhiều bức tranh cổ còn lại, giấy đều bị vàng, nhưng nét vẽ, nét chữ vẫn rõ ràng trước mắt.

            Trong mực nho còn có một điểm khác là người ta thêm một ít hương liệu như long não, xạ hương làm cho mọi người dễ chịu.

            Mực in cũng như mực nho đều được chế tạo từ muội than. Chỉ có điều trong mực in có ít nước, có tương đối nhiều nhựa thông và một số nguyên liệu khác.

 

Vì sao không nên chứa thức ăn mặn lâu trong nồi nhôm?

2013-12-13 22:39

               Nồi nhôm nhẹ, bền , đẹp. Người ta còn dùng nhôm để làm ấm đun nước, cặp lồng đựng cơm,đựng thức ăn. Nhưng khi sử dụng, bạn nhớ chớ có đựng thức ăn mặn lâu trong đồ dùng bằng nhôm.

              Vì sao không nên đựng thức ăn mặn lâu trong trông nồi nhôm? Là nhôm là kim loại hoạt động mạnh, nó có thể tác dụng với oxy của không khí tạo lớp nhôm oxyt.

      Bình thường nồi nhôm  thường sáng, dùng lâu ngày sẽ bị sẫm màu giống như bị phủ một lớp tro sám, điều đó chính tỏ trên bề mặt nhôm đã có một lớp mỏng nhôm oxyt. Lớp nhôm oxyt này cứng hơn nhôm. Vì vậy màng mỏng nhôm oxyt như một tấm giáp, chịu được mài mòn.Lớp màng mỏng nhôm oxyt không tác dụng ngay với nứoc muối, nhưng tiếp xúc lâu với dung dịch nước muối thì sẽ bị ăn mòn và lớp nhôm oxyt sẽ bị hòa tan.Hợp kim nhôm có nhiều tạp chất nên cũng làm nước muối ăn mòn nhanh hơn. Khi nhôm bị mất lớp màng bảo vệ sẽ nhanh tróng bị biến chất.

            Đưong nhiên sự ăn mòn của nước muối cũng không đến nỗi qúa mạnh, nên nếu tiếp xúc với nước muối trong thời gian ngắn thì cũng không xao, chỉ sợ khi tiếp xúc lâu với nước muối mới sinh chuyện.

            Để giữ gìn tốt nồi nhôm, không để thức ăn mặn lâu trong nồi

Vì sao khi làm đậu phụ lại phải thêm nước cái của muối ?

2013-12-13 22:16

                Nếu chú ý một chút, bạn sẽ thấy khi làm đậu phụ người ta phải ngâm đậu tương cho nở, xay thành bột nước, đun sôi, sau đó thêm muối, tức là thêm nước cái của muối vào nước đậu.Lúc bấy giờ sẽ thấy nhiều kết tủa trắng, lọc bạn sẽ được đậu phụ.

            Nước cái của muối ăn không ăn được tại sao khi làm đậu phụ phải thêm nó.

            Đó là vì thành phần chủ yếu của đậu tương là protein – protein chính là các hợp chất cao phân tử do các amino axit cấu tạo nên.

                    

            Trên bề mặt protein có các gốc axit và gốc amin. Do các gốc này tác dụng với nước làm bề mặt của protein tạo thành một lớp màng tích điện cùng dấu là một dung dich keo ưa nước, khiến các hạt keo cách biệt nhau, không kết hợp với nhau để lắng xuống.

                Khi thêm dung dich nước cái, vì nuớc cái có phần tử tích điện, trong nước chúng phân ly thành nhiều hạt tích điện dương và tích điện âm, các ion sẽ bị hydrat hoá và chiếm lấy màng nước của protein, thậm chí không đủ nước để hoà tan protein. Ngoài ra các ion dương của muối sẽ chế ngự điện tích trên bề mặt protein làm giảm khoả năng hoà tan của các protein, các hạt sẽ tụ lại và lắng xuống. Lúc bấy giờ trong nước đậu sẽ xuất hiện kết tủa trắng.

            Trong nước cái có nhiều chất điện ly, chủ yếu là ion canxi, magiê và các iôn kim loại khác, chúng có thể làm kết tủa các protein trong cơ thể. Vì vậy nếu ăn nhiều nước cái muối có thể gây nguy hại cho cơ thể. Có nơi người ta làm đậu phụ không dùng nước cái, mà dùng thạch cao cũng với lý do như trên.

Vì sao thêm muối quá sớm, đậu không nhừ?

2013-12-13 22:09

            Các bà mẹ thường nhắc nhở : Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, nếu không đậu sẽ không mềm được.

                

            Câu nói này rất có cơ sở khoa học. Bạn hãy làm một thí nghiệm sau đây: Bạn hãy cắt đôi một củ cải, khoét bỏ một phần ở giữa củ, sau đó đổ và đó một ít nước muối, sau vài giờ, bạn sẽ thấy lượng nước muối trong lòng củ cải có nhiều hơn, đó là do nước ở trong củ cải đã thẩm thấu ra. 

           Bạn ngâm đậu nành vào nước sạch, đậu nành dần dần nở to ra, sự thực đó cũng là hiện tượng thẩm thấu.

           Bởi vì trong đậu nành khô, nước rất ít, ta có thể xem đậu nành như một dung dịch đặc, còn ở bên ngoài đậu nành là lớp vỏ là một màng bán thẩ    m thấu. Khi nấu đậu nành trong nước sẽ xảy ra hiện tượng thẩm thấu, các phân tử nước sẽ xuyên qua lớp vỏ đậu đi vào bên trong hạt đậu, làm đậu nành nở to ra. Sau khi đậu nở to, sau một thời gian nấu, các tế bào của hạt đậu bị phá vỡ làm đậu được nấu mềm ra.

        Nếu khi nấu đậu ta lại cho muối quá sớm, đậu nành sẽ chìm ngập trong nước muối. So với nước trong, thì nồng độ muối trong nước muối lớn hơn nhiều, nên nước không dễ gì thẩm thấu qua vỏ đậu để đi vào bên trong hạt đậu. Nếu nước muối thêm quá nhiều, nồng độ nước muối có thể lơn hơn nhiều so với nồng độ bên trong hạt đậu, như thế nước không chỉ không đi vào được mà ngược lại nước còn có thể từ bên trong thẩm thấu ra ngoài. Hạt đậu sẽ không đủ nước, nên dù nấu đi nấu lại nhiều lần đậu vẫn cứng. Tương tự như vậy khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ, không nên thêm đường quá sớm, nấu thịt bò, thịt lơn cũng không nên thêm muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ được.

Items: 1 - 6 từ 43
1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm