Hiện tượng quanh ta
Vỏ đồng hồ đeo tay lóng lánh ánh bạc được mạ kim loại gì?
2013-12-13 22:21Vỏ đồng hồ đeo tay sáng lấp lánh như bạc. Giá gương bằng kim loại cũng lấp lánh như vậy.Thế người ta làm vở đồng hồ bằng chất gì?
Đơn giản là người ta đã mạ một lớp crom, theo tên gọi latinh là “chromium”, nghĩa là “màu”. Vì các hợp chất của crom đã màu hoặc là các bột màu. Crom sunfat có màu xanh, magie cromat có màu vàng, kali bicromat có màu da cam hồng, ãit cromic có màu hồng. Cron oxyt có màu xanh ( thường gọi là bột màu xanh crom), chỉ cromat có màu vàng ( thường gọi là “ bột vàng crom”).
Crom là kim loại sáng ánh bạc, có tính bền hoá học, ở nhiệt độ thường không bị gỉ, luôn lấp lánh ánh bạ. Vì vật người ta thường dùng crom làm lớp “ áo ngoại” mỏng cho các kim loại.
Crom là kim loại rất cứng, người ta thường dùng để chế tạo các hợp kim cứng, trong “thép không gỉ” có chưa crom. Phần lớn crom sản xuất trên thế giứoi được dùng để chế tạo các loại hợp kim. Trong giới tự nhiên crom thường tạo cùng với sặt một lịa quặng. Dùng quặng sắt crom luyện thép, đố là loại thép crom tự nhiên.
Bạn hãy xem kỹ con dao ở túi của bạn, nếu như nó lấp lánh ánh bạc thì đó chính là mạ crom. Bạn chớ đem mài con dao này, mài nó sẽ hỏng đi, nếu đem mài hết lớp crom thì con dao sẽ nhanh chóng bị gỉ.
Vì sao để ngỏ bình axit sunfuric đặc, khối lượng sẽ ngày càng tăng?
2013-12-13 22:03Nếu bạn mua 1kg axit sunfuric đặc, để ngỏ bình và mang về nhà, cân lại bạn sẽ thấy không phải chỉ 1kg mà lớn hơn 1kg.Thế liệu có phải do cân sai không? Không phải đó là do trên đường về,axit sunfuric đã “ăn mảnh”.
Axit sunfuric đặc giống như một bãi sa mạc khô hạn, nó rất rễ hấp thụ nước. Nó đã dùng bàn tay vô hình của mình để tóm lấy hơi nước trong không khí.Vì vậy khối lượng của axit tự nhiên sẽ tăng lên.
Có một trò ảo thuật được gọi là “ biến đường trắng thành tuyết đen”không biết nhà ảo thuật đã đổ chất lỏng gì đó vào đường trắng, đường trắng sẽ biến thành một loại bột xốp là “ tuyết đen” . Loại chất lỏng này chính là axit sunfuric đặc . Bởi vì thành phần hóa học của đường trắng là hydrat cacbon. Axit sunfuric có khả năng hút nước rất mạnh.Axit sunfuric sẽ chiếm lấy trong đường trắng theo tỉ lệ “ hai hyđro và một Oxy ” vì thành phần của nước là “ hai hyđro và một Oxy ” vì vậy còn lại cacbon mầu đen.
Axit sunfuric đặc như 1 con ngựa bất kham , có tính phá hoại rất lớn . khi sử dụng nó bạn phải hết sức cẩn thận , đứng có bao giờ cho nước vào Axit sunfuric đặc mà chỉ được đổ từ từ axit đặc vào nước để tránh nguy hiểm.
Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều khí thoát ra?
2013-12-13 21:54Để trả lời câu hỏi này trước hết xin giới thiệu với các bạn một chút về nước ngọt.vNước ngọt không khác nứoc đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbon dioxyt.
Cacbon dioxyt là chất khí thưòng vốn chỉ ưa bay vào khí mà không thích bị giữ lại trong nước. Ở các nhà máy nước ngọt người ta dùng áp lực lớn để ép cacbon dioxyt hoà tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đống kín lại, người ta thu được nước ngọt .
Vì tăng áp suất để cưỡng bức cacbon dioxyt hoà tan vào nươcs nên đó là điều bắt buộc. Nếu bình đậy không kín cacbon dioxyt sẽ từ từ dò và thoát ra khỏi bình. Có lúc người ta chúc miệng bình nước ngọt xuống, khi đó rù lượng cacbon.dioxyt có thoát khỏi nước thì cũng khó mà bay vào không khí.
Khi bạn uống nứoc ngọt bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp cacbon dioxyt trong khoảng khắc như chim sổ lồng, bay bào không khí.Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi.
Về mùa hè người ta thưòng thích uống nứoc ngọt ướp lạnh. nước ướp lạnh không đơn thuần là mát mẻ, giảm nhiệt mà còn liên quan đến một quy luật vật lý.Sự hoà tan của chất khí vào nứoc có liên quan mật thiết với nhiệt độ. Nhiệt độ càng thấp, chất khí hoà tan vào nứoc càng nhiều. Hãy lấy cacbon dioxyt làm ví dụ, dưới áp suất 1013bar(1 atmotphe)và ở 00c thì một thể tích nước hoà tan được 1.71 thể tích cacbon dioxyt. Còn ở 200 c thì một thể tích nứoc chỉ hoà tan được 0,88 thể tích cacbon dioxyt, gần bằng ½ ở không độ. Nước ướp lạnh có nhiệt độ thấp nên cacbom dioxyt khó thoát ra ngoài, đúng như người ta thưòng nói “ Nuớc ngọt ướp lạnh bóng khí nhỏ hơn nhiều”
Khi ta uống nứoc ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí cacbon dioxyt . Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên cacbon dioxyt nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, vì vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thểlàm cho người ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ta cacbon dioxyt có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hoá . Để cho ngon miệng cũng như thêm chút ít chất dinh dưõng người ta cho các chất như đường, axit citric, tinh dầu quýt cũng như các nguyên liệu khác.
Nước ngọt từ Hà Lan du nhập vào Trung Quốc vào thời Đồng Đại nhà thanh, nên có thời ở Trung Quốc ngưòi ta gọi nứoc ngọt là “ nứoc uống Hà lan” chỉ có người giàu mới được uống.Ngày nay nước ngọt đã chở thành thứ giải khát cho đông đảo nhân dân .
Vào mùa hè nóng nực ở các nhà máy còn cấp miễn phí nứoc gfa có muối cho công nhân. Nứoc ga có muối không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà bổ sung một lượng muối bị thất thoát ra khỏi người do chảy mồ hội.
Không chỉ có ngưòi mói điều chế nước có ga mà trong thiên nhiên cũng có “ nứoc có ga” Ở gần núi lửa có thể cac nguồn nước ngầm từ đất phun lên làm thành suối nước nóng. Vì ở dưới đất có áp suất cao nên có nhiều chất khí như hydro sunfua, cacbon dioxyt hoà tan vào nước, nước từ dưới đất phun ra,các chất khí sẽ thoát khỏi sự trói buộc và bay vào không khí, nên thường thấy cuộn lên các sóng nước đầy bọt trắng.
Tại sao hầm rau lại có thể làm ngạt thở chết người ?
2013-12-13 21:46Tại java của indonexia và ở nhiều địa phương của Italia, có một số hang động lạ: Khi người ta dẫn theo chó vào hang, chó lập tức bị chết ngất, còn người thì không việc gì. Thế nhưng khi người ta cúi xuông ngang tầm chiều cao của chó thì cũng bị đau váng mắt hoa.
Nguyên do là ở các hang động này thường có nhiều cacbon dioxyt. Cacbon dioxytlà chất khí gây ngạt thở, lại nặng hơn khong khí khi tụ tập ở sát mặt đất. Chó có chiều cao gần mặt đất, chó hít phải cacbon dioxyt nên bị ngạt thở. Khi người cúi khom xuống ngang chiều cao của chó sẽ hít phải không khí cacbon dioxyt nên bị ngất.
Ở nông thôn cũng có trường hợp sau đây: có người chui xuống hầm chứa rau đột nhiên bị ngất và ngã lăn.Tại sao vậy? trường hợp này cũng liên quan đến cacbon dioxyt. Có trường hợp nghiêm trọng gây chết người.
Vì trong các gian hầm chứa rau bắp cải, chứa khoai, đều hô hấp. Cũng như người, các loại rau ,củ này, cũng hít vào dưỡng khí thở ra cacbon dioxyt. Ngày qua tháng lại, chúng tích tụ lại ngày càng nhiều .Khi gian hầm quá kín, thông gió kém, lượng cacbon dioxyt qua nhiều, người vào hầm tất sẽ bị hôn mê.
Người mê tín cho rằng” ở dưới hầm có ma” Chúng ta hiểu đượcc sở khoa học của nó, nên biết ngọn nguồn của nó, không hề tin có ma quỷ.
Khi bạn đi vào các hầm chứa rau, bạn cần biết trong hầm có nhiều cacbon dioxyt hay không, cách thử đơn giản là thắp một ngọn nến, hoặc cầm theo một lồng chim để thử. Khi đi vào bạn nên đi chậm, để ngọn nến hoặc lồng chim phía trước. Nếu thấy nến tắt hoặc chim bị gục ngã thì không nên vào nữa. Lúc bấy giờ tốt nhất nên dùng quạy gió hoặc tốt nhất là quạy điện để thông gió thổi hết cacbon dioxyt ra ngoài.
Vì sao đèn Neon lại có nhiều màu?
2013-12-13 20:46Vào ban đêm ở các thành phố, lúc mọi nhà lên đèn thì nào là đèn ánh sáng, ánh sáng ban ngày và đèn màu ngũ sắc tranh nhau khoe sắc như một cuộc triển lãm đèn.
Đèn Neon rất là mê hoặc người. Chúng cho các sắc mầu loá mắt, nó như “nháy mắt’ với người làm mọi người rất thích. Bất kỳ ai, trong cuộc triển lãm này, cũng phải nhận đèn neon là quán quân trong các loại đèn.
Đèn Neon rất đẹp, ngay tên của nó cũng đẹp vì sao gọi là đèn Neon? ở đây có một câu chuyện lý thú.
Vào năm 1898 hai nhà hoá học Anh Ramsay và Traft từ không khí lỏng tìm thấy một chất khí kỳ lạ hiếm thấy, hai ông mang chất khí này cho vào một ống vào thuỷ tinh gần chân không, cho dòng điện vào hai đầu ống thuỷ tinh, từ ống thuỷ tinh vốn không mầu đã phát ra màu hồng tươi rất đẹp.
Ngọn đèn neon đầu tiên trên thế giới đã được tìm ra như vậy.Hai nhà hoá học hết sức vui mừng.Đối với chất khí kỳ lạ tạo nên màu ngọn đèn màu đỏ, hai ông quyết định lâ từ tiếng Hy Lạp “Neon”có nghĩa là mới để đạt tên. Loại đèn đỏ này được đặt tên là “đèn mới”.
Thế tại sao khi các nhà khoa học đặt tên “đèn mới” mà ngày nay người ta lại gọi là đèn Neon. Nguyên do theo tiếng Hy Lạp từ mới được đọc là Neon nên ngọn đèn mới được gọi là Neon, chất khí mới được gọi là khí Neon, chỉ có thể thêm chữ khí ở phía trước để biểu thị đó là chất khí.
Dùng neon để chế tạo ngọn đèn màu đỏ, chỉ riêng có màu đỏ đơn thuần thì vấn đề rất đơn giản. Sau này người ta còn tìm cách chế tạo các loại đèn màu lam, màu lục, màu trắng, màu vàng, màu tím.v.v..bằng cách kết hợp các loại bột phát quang, người ta có thể chế tạo các loại đèn neon có nhiều màu sắc, ban đêm ở thành phố sẽ càng mỹ lệ.
Nếu muốn chế tạo các loại đèn màu sắc khác nhau, người ta có thể nhờ các bột phát quang màu lục, màu vàng, màu lam, màu trắng.Ví dụ đem bột phát quang màu lam quét vào mặt bên trong ống thủy tinh, đem ống thủy tinh uốn thành hình các chữ hoặc hoa văn, lắp các điện cực hút sạch hết không khí trong ống thay vào đó là khí neon, sẽ được ngọn đèn có màu phớt hồng.Nếu quét lớp bột phát quang màu lam vào mặt bên trong ống thủy tinh sau đó nạp khí agon và thủy ngân sẽ đựơc đèn neon màu màu lam tươi. Nếu lại quét bên trong ống thủy tinh loại bột phát quang màu lục rồi nạp khí neon vào ta sẽ coa màu đỏ. Nếu thay neon bằng agon và thủy tinh nó sẽ xoay mình một cái biến thành ngọn đèn màu lục. Cứ thế người ta có thể chế tạo các ngọn đèn neoncó màu sắc tùy ý.
Đèn noen được treo lên các cửa hiệu, biển hiệu, biển quảng cáo, sẽ làm thành phó tươi đẹp hơn, đó là mục đích hàng đầu của đèn neon.
Liệu lưọng oxy trên trái đất có hết không?
2013-12-13 20:33Hàng ngày, người, vật, cây cỏ cho chí các ống khói lò trên mặt đất đều hút vào một lượng oxy và thải ra cácbon dioxyt. Hãy cứ lấy một người trưởng thành làm ví dụ, mỗi ngày anh ta thở ra trên dưới 400lít cacbon dioxyt.
Thế liệu lâu dài về sau này, có lúc nào đó lượng oxy trong không khí dùng hết và trên thế giới liệu chỉ còn cacbon dioxyt hay không?
Vào năm 1898 nhà vật lý học người Anh là Kelvin đã tỏ ra lo lắng: “ Do sự phát triển của công nghiệp và dân số ra tăng, 500 năm sau, lượng oxy trên mặt đất sẽ bị sử dụng hết và loài người sẽ diệt vong? Đúng là nỗi lo trời đổ! Bởi vì Kelvin khi xem xét vấn đề, chỉ nhìn về một phía: Tiêu hao oxy và sản sinh cacbon dioxyt, nhưng còn phía khác là có việc tiên hao cacbon dioxyt và sinh ra oxy.
Nhà khoa học Thuỵ Sỹ Cheniba đã làm một thí nghiệm sau đây; Ông thu nhập một số lá cây, cho vào nước rồi để dưới ánh Mặt Trời. Không lâu sau từ các lá cây thoát ra nhiều bóng khí nhỏ. Cheniba dùng một ống nghiệm nhỏ thu khí thoát ra. Chất khí này là gì vậy? Khi Cheniba cho một que diêm đã tắt ngọn lửa vào ống nghiệm, que diêm lại bùng cháy mãnh liệt, căn cứ vào đó Cheniba cho rằng đó chính là oxy và chỉ có oxy mới tiếp dưỡng sự cháy.
Sau đó Cheniba liền thổi khí cacbon dioxyt vào nước. Ông nhận thấy khí lượng cacbon dioxyt thoát qua càng nhiều thì các bóng khí từ lá cây xanh thoát ra càng mạnh. Từ đó Cheniba đi đến kết luận: “ Dưới ác dụng ánh sáng mặt trời, lá cây xanh hấp thụ cacbon dioxyt để nuôi cây và thải ra khí oxy ”.
Như vậy rừng biển mênh mông, đồng cỏ, mùa màng có ẩn dấu một bí mật sau đây: Dưới tác dụngcủa ánh sáng mặt trời, chất diệp lục cây cỏ hấp thụ cacbon dioxyt trong không khí, cacbon dioxyt sẽ cùng với nước do rễ cây hut lên hoá hợp thành tinh bột, đường, đồng thời để thoát ra oxy, người ta gọi quá trình này là “ Tác dụng quang hợp”. Theo tính toán cứ 3 cây lớn mỗi ngày hấp thụ vừa hết khí cacbon dioxyt do một người lớn thở ra.
Mỗi năm, các loại cây xanh trên toàn thế giới hấp thụ đến mấy trăm tấn cacbon dioxyt. Còn có các tác nhân khác khó thấy hơn, đó là đất đá.
Các loại đất đá bị gió mưa mài mòn, lâu ngày bị phong hoá như người ta thường nói: “ nước chảy đá mòn”. Như canxi cacbonat trong đá vôi dưới tác dụng của cacbon dioxyt và nước sẽ hoà tan canxi cacbonat, sau đó được nước mưa cuốn đi vào sông rồi ra biển. Dưới tác dụng của nhiệt lại tạo ra canxi cacbonat và lắng xuống đáy biển và làm thành lớp nhan thạch mới. Hằng năm do dự phong hoá có thể tiêu tốn từ 40-70 tấn cacbon dioxyt.
Như vậy thế giới nhất định sẽ không biến thành một thế giới đầy cacbon dioxyt. Theo kết quả đo đạc của mấy trăm năm trở lại đây, hàm lượng cacbon dioxyt trong bầu không khí quyển có tăng lên.Vì vậy nếu ta không chú ý coi trọng việc bảo vệ môi trường hàm lượng cacbon dioxyt trong khí quyển cao vượt quá một giới hạn nhất định, điều đó nhất định sẽ tai hại lớn cho con người. Hiện nay người ta cũng đang ra sức để ngăn ngừa chuyện việc đó.